Hai công ty Nhật Bản đồng loạt công bố đột phá về công nghệ OLED

Tin công nghệ
|   Thứ 5, 01/01/1970 | 08:00
Ngoài eLEAP của JDI, vẫn còn 1 cách chế tạo panel AMOLED khác không sử dụng trang bị FMM. Đó là quy trình in phun của JOLED cũng ở Nhật, sử dụng vật liệu polymer OLED (PLED) khác với loại SMOLED được nhắc đến ở trên. Hiện nay trên thế giới, JOLED là nhà sản xuất đầu tiên và duy nhất ứng dụng quy trình in phun để tạo ra các tấm nền RGB OLED, bán cho Asus, Eizo, LG Electronics,… làm màn hình máy tính cũng như cấp phép ra bên ngoài. JDI kế thừa công nghệ màn hình từ Sony, Toshiba, Hitachi còn JOLED thì tiếp nối từ Sony và Panasonic. Không có công nghệ Nhật, không nhà sản xuất màn hình nào trên thế giới có thể vận hành và mở rộng dây chuyền OLED một cách thoải mái tự tin. Hy vọng những thành tựu công nghệ của JOLED và JDI sẽ lan tỏa rộng rãi!

Thật trùng hợp khi 2 công ty Nhật lại cùng công bố những thành tựu mới về Công nghệ OLED

Lưu ý: Đây là 1 bài viết hơi hardcore vềmàn hình OLED , nếu không có nhu cầu tìm hiểu sâu mà chỉ là người dùng phổ thông thì bạn không cần đọc tiếp. Hãy cân nhắc kĩ!
 

Cơ bản cần nắm


Mình sẽ cố giải thích đơn giản nhất có thể. Sau đây là những cái cơ bản cần nắm được để có thể hiểu phần nội dung chính, đề cập 2 công nghệ mới được Nhật Bản công bố.
 

1. Blue fluorescent.


Vật Liệu OLED chia theo đặc tính phát quang vật lí sẽ có lân quang (PHOLED: Phosphorescent OLED) và huỳnh quang (fluorescent). Hiệu suất của lân quang tốt hơn nên được ưu tiên làm vật liệu chế tạo diode hữu cơ, tuy nhiên vì gặp vấn đề tuổi thọ nên chỉ có diode Red và Green dùng loại này. Đối với diode Blue, người ta phải chuyển sang dùng huỳnh quang dù hiệu suất không bằng nhưng tuổi thọ dài hơn. Các cải tiến về vật liệu OLED chủ yếu tập trung vào nâng cao hiệu suất phát sáng và kéo dài tuổi thọ, nhất là với diode Blue.
OLED material.png
 

Idemitsu Kosan cung ứng vật liệu Blue OLED cho Samsung Display sản xuất màn hình (về phân loại vật liệu OLED theo vai trò host và dopant, bài viết xin phép không đề cập)​


Ngoài ra, 1 số hướng đi khác có thể là nâng cấp Blue PHOLED đủ để sử dụng thực tế, hoặc đẩy mạnh ứng dụng vật liệu thế hệ mới TADF (phiên bản “tiến hóa” của fluorescent). Công ty Mỹ UDC cho biết sẽ thương mại hóa Blue PHOLED sau vài năm nữa, còn 1 số đơn vị nhỏ hơn của Đức hay Nhật thì đi theo TADF. Cả UDC lẫn Idemitsu Kosan đều là 2 ông lớn trên thị trường cung ứng vật liệu phát quang, chưa kể còn cấp phép patent công nghệ vật liệu cho các hãng màn hình để sản xuất. Những cải tiến của họ đều sẽ tác động lớn đến thị trường và tương lai OLED.
 

2. Mặt nạ bóng


Hiện nay, vật liệu OLED của chúng ta sử dụng là loại SMOLED, có từ thời khởi thủy khi OLED vừa mới được phát minh ở Kodak. Vật liệu này sử dụng quy trình sản xuất lắng đọng chân không, cần có 1 cái mặt nạ kim loại để tạo hình ma trận điểm ảnh RGB. Lỗ trống trên mặt nạ sẽ cho vật liệu hữu cơ đi qua và lắng đọng lại thành điểm ảnh tương ứng.

Vấn đề là môi trường để vật liệu bay hơi rồi ngưng tụ này sẽ rất nóng, dẫn đến việc tấm mặt nạ mỏng chỉ tính bằng micron bị biến dạng, sụt lún bởi nhiệt độ cực cao này. Độ chính xác không còn đảm bảo cho việc tạo hình pixel nữa. Đây cũng là khúc mắc khiến Samsung và Sony từng khổ sở rồi cuối cùng thất bại, khi muốn làm tấm nền RGB OLED to vài chục inch để sản xuất TV

Samsung OLED curved TV 2013 2.jpg

Trong quá khứ, các hãng đã thử sản xuất TV OLED trên quy mô lớn nhưng đều không thành công​


Vì thế, cái mặt nạ bóng (shadow mask) này là thứ quyết định đến mật độ điểm ảnh. Nếu không có mặt nạ đáp ứng được yêu cầu về ppi mong muốn thì đương nhiên không sản xuất được, và nếu sản xuất tấm nền cỡ lớn để làm TV mà không mua được mặt nạ thỏa mãn về độ bền để dùng lâu dài, cũng “nghỉ” luôn. Về mật độ điểm ảnh, kĩ thuật tiên tiến nhất bây giờ là FMM (Fine Metal Mask: mặt nạ siêu mịn) đáp ứng được hơn 600ppi trên màn hình di động - chính là panel AMOLED của dòng Xperia 1.

Còn loại cỡ lớn thì cả LGD lẫn SDC hiện vẫn "bó tay" trước mặt nạ phù hợp do dùng lắng đọng chân không, phải chuyển sang công nghệ White OLED và Blue OLED đều dùng Open Mask thay cho FMM. Lúc này không cần chia điểm ảnh R-G-B riêng rẽ nên không cần chính xác, cứ thế bắn thẳng vật liệu qua tấm mặt nạ hở mà thôi. Tất cả diode lúc này đã quy về 1 mối - White hoặc Blue - đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài việc có thể sản xuất panel OLED cỡ lớn cho TV mà không phải đối mặt với “bài toán” FMM, LGD và SDC còn giảm đáng kể chi phí do FMM khá đắt (ppi càng cao thì càng đắt).

Công ty sản xuất mặt nạ lớn nhất và trình độ cao nhất bây giờ là Dai Nippon Printing, còn kim loại invar để khắc mặt nạ được cung cấp độc quyền bởi Hitachi Metal, cả 2 của Nhật. Về hệ thống lắng đọng chân không hóa học (CVD) để thực hiện quy trình bay hơi thì Canon Tokki có chuyên môn cao nhất, hoặc ULVAC cũng đều của Nhật. Ngoài lắng đọng mặt ngang đặt đế kính song song theo phương ngang với nguồn vật liệu phun từ dưới lên, người ta còn sử dụng phương pháp lắng đọng dọc, đặt đế kính vuông góc để vật liệu bay lên rồi bám vào mặt bên. Mặt nạ đặt dọc sẽ giảm bớt nguy cơ sụt lún biến dạng.

pixel aperture ratio 1.png

Bất kể là LCD hay OLED, cải thiện độ mở điểm ảnh luôn là cái mà nhà sản xuất mong muốn, giảm bớt diện tích của vùng bảng đen (black matrix) để tăng diện tích phát sáng khả dụng​

 

3. Độ mở điểm ảnh


Ở mỗi điểm ảnh trên màn hình bất kể LCD hay OLED, bao giờ cũng có 2 vùng là vùng phát sáng khả dụng và vùng bảng đen. Vùng sáng khả dụng là diện tích mà ánh sáng phát ra được, phần còn lại là bảng đen chủ yếu chứa mạch điện điều khiển hoạt động phát sáng - tất nhiên vùng này không chiếu sáng được. Tỉ lệ vùng sáng khả dụng trên tổng diện tích pixel được gọi là độ mở điểm ảnh - aperture ratio (mình không gọi là “khẩu độ” vì sợ nhầm lẫn). Tương tự điểm ảnh của cảm biến camera, tỉ lệ này càng lớn càng tốt vì nó cho thấy hiệu quả chiếu sáng tốt hơn.

Trên đây là chút kiến thức cơ bản về vài khía cạnh của công nghệ OLED, nếu anh em nắm được thì có thể hiểu được nội dung bên dưới cũng như nhiều tài liệu hay bài viết sau này khi nhắc đến OLED.
 

Vật liệu mới cho OLED


Đầu tiên là Idemitsu Kosan, ông lớn ngành lọc hóa dầu Nhật Bản và cũng là 1 trong những nhà cung cấp vật liệu phát quang hàng đầu. Công ty cho biết đã phát triển thành công vật liệu mới, giúp cải thiện vòng đời và nâng cao hiệu quả phát sáng. Được biết, vật liệu mới của Idemitsu đạt hiệu suất lượng tử ngoại EQE bằng 14%, thời gian cho tới khi suy hao 5% độ sáng lên tới 400 giờ.


Idemitsu Kosan OLED patent application 2013.jpg

Theo 1 báo cáo từ năm 2013, Idemitsu Kosan đăng ký nhiều bằng sáng chế vật liệu OLED nhất năm đó (111), chủ yếu là loại Blue fluorescent. Cũng trong báo cáo này, Nhật Bản chiếm 6 vị trí dẫn đầu​


Đây là vật liệu hữu cơ huỳnh quang có hiệu suất vượt trội nhất thế giới hiện nay, cả về hiệu quả phát sáng lẫn tuổi thọ. Hệ thống phát sáng này sử dụng kiến trúc xếp chồng song song, cán mỏng 2 lớp Blue OLED. Để giảm thất thoát ánh sáng, họ đã gây ra hiện tượng tái tổ hợp điện tích và sử dụng cơ chế TTF (Triplet-Triplet Fusion) để đạt được mức năng lượng cao nhất.

Thành tựu này giúp các màn hình OLED tương lai có thể kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ burn-in. Trong bối cảnh thế hệ vật liệu mới Blue TADF chưa phổ biến, còn Blue PHOLED vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tế sử dụng, công nghệ mới của Idemitsu Kosan chắc chắn sẽ là 1 lựa chọn tốt cho các hãng sản xuất màn hình muốn nâng cao hiệu năng panel AMOLED. Do vậy, cải tiến vật liệu huỳnh quang lần này của Idemitsu Kosan là cực kỳ giá trị.
 

Quy trình chế tạo đột phá trong lịch sử


Tiếp theo đó, JDI cũng công bố 1 quy trình sản xuất hàng loạt OLED đột phá trong lịch sử, vượt trội hơn quy trình lắng đọng chân không hiện nay của phần lớn các hãng màn hình OLED. Đây là quy trình chế tạo OLED đầu tiên trên thế giới loại bỏ mặt nạ khi lắng đọng vật liệu và sử dụng kỹ thuật quang khắc. Họ gọi nó là eLEAP (e: thân thiện môi trường; L: quang khắc với quá trình lắng đọng không cần mặt nạ; E: hiệu suất phát xạ x2, đỉnh sáng x2 và vòng đời x3; AP: bất kì hình dạng panel nào).

eLEAP JDI OLED manufacturing 4.png
 

Các ưu điểm của eLEAP


Đột phá quan trọng nhất là nó loại bỏ trang bị mặt nạ vốn cực kỳ đắt tiền và tinh xảo, nhưng vẫn tạo ra được mẫu pixel RGB chính xác. Từ đó, giúp việc sản xuất trở nên dễ dàng và rẻ hơn hẳn phương pháp lắng đọng chân không đang phổ biến. Dựa trên tính toán của JDI đối với tấm nền OLED mật độ 300ppi, eLEAP tăng độ mở điểm ảnh lên đến 60% và gấp đôi so với kỹ thuật FMM hiện nay.

Cùng với đó, JDI cũng kết hợp luôn quy trình eLEAP với công nghệ bảng điều khiển TFT mới của họ là HMO (High Mobility Oxide), cải thiện vượt trội hiệu suất OLED trên cả 3 khía cạnh là đỉnh sáng, vòng đời và tiêu thụ điện năng. Công nghệ TFT này cũng mới được JDI công bố vào tháng 3 năm nay, với những triển vọng vượt trội so với LTPS TFT và IGZO TFT phổ biến hiện tại như tiêu thụ năng lượng ít hơn, đáp ứng độ phân giải cao và tần số quét cao, cho phép sản xuất hàng loạt trên dây chuyền Gen 8 (đế kính kích thước 2,200 mm x 2,500 mm) hoặc lớn hơn để làm ra màn hình TV.

eLEAP JDI OLED manufacturing 1.png

Tuổi thọ x3​


Vật liệu chế tạo HMO TFT cũng do công ty Idemitsu Kosan ở trên cung cấp và công nghệ này có thể sử dụng để chế tạo màn hình LCD lẫn OLED. JDI đã lên kế hoạch đưa công nghệ này lên màn hình thiết bị đeo trước tiên. Nhìn chung, cả eLEAP lẫn HMO TFT đều có tiềm năng ứng dụng cực kỳ to lớn, trải dài từ thiết bị đeo cho tới TV màn hình lớn.

Lợi ích tiếp theo là giúp giảm thiểu nguy cơ burn-in đáng kể khi đi cùng HMO TFT. Đối với tham chiếu là tấm nền OLED mật độ 300ppi được mở 3 giờ mỗi ngày ở độ sáng 600 nit, JDI tự tin màn hình có thể trụ được tới 5,000 giờ mà chất lượng hình ảnh vẫn tốt hơn loại OLED thông thường. Do độ mở điểm ảnh lớn hơn nên để đạt cùng độ sáng mong muốn, tấm nền eLEAP sẽ “nhẹ nhàng hơn” loại chế tạo bằng FMM. Còn nếu tăng cường độ dòng điện lên ngang nhau thì bên eLEAP lại sáng hơn.

Một ưu thế khác của công nghệ này là có thể tạo hình panel OLED theo nhiều hình dạng khác nhau.

Cuối cùng, JDI cho biết eLEAP khi loại bỏ mặt nạ FMM thì tận dụng nguyên vật liệu hiệu quả hơn. Do ở quy trình lắng đọng chân không kiểu cũ, rất nhiều vật liệu phải bỏ đi do bám lại trên mặt nạ, lại tốn công rửa trôi làm sạch bằng chất lỏng đặc biệt. Còn eLEAP thì không cần loại bỏ vật liệu bám lại nên giảm được chất thải và khí CO2 phát sinh từ quy trình sản xuất, thân thiện với môi trường hơn. Đồng thời, tránh gây lãng phí vật liệu hữu cơ trong quá trình lắng đọng.

eLEAP JDI OLED manufacturing 2.png

Độ mở điểm ảnh x2, đỉnh sáng x2, tạo hình tự do không giới hạn​

 

Thương mại và cấp phép


Tổng kết lại, quy trình sản xuất eLEAP hoàn toàn mới của JDI là 1 bước đột phá trong ngành công nghiệp OLED. Với hàng loạt các ưu điểm được phát huy từ nền tảng công nghệ cũ như mỏng nhẹ, tương phản cao, tốc độ phản hồi mau lẹ; tiếp tục cải thiện các khía cạnh độ sáng và độ phân giải; đồng thời giảm bớt những lo ngại về tuổi thọ và burn-in - “tính năng” của OLED khiến nhiều người chùn tay. Hơn nữa, eLEAP còn tháo gỡ được “khúc mắc” bấy lâu của ngành công nghiệp trong việc sản xuất panel AMOLED cỡ lớn dành cho TV, giảm bớt chi phí đầu tư và vận hành dây chuyền.

Về tính khả thi thương mại hóa, Japan Dislay cho biết eLEAP là bước nhảy vọt so với công nghệ OLED hiện tại và có 1 số khách hàng thực sự tỏ ra hứng thú với nó. Hãng dự tính sẽ có hàng mẫu ngay trong năm nay và mở rộng sản xuất dần sau đó. Công ty cũng hứa hẹn sẽ cấp phép rộng rãi công nghệ này cho các nhà sản xuất màn hình khác nhằm giúp eLEAP trở nên phổ biến hơn. Bản thân mình rất mong đợi Sony sẽ phản hồi tích cực với quy trình này để xem xét tái sản xuất màn hình tham chiếu TRIMASTER OLED, vốn đã bị thay thế bằng dòng TRIMASTER HX sử dụng tấm nền LCD dual-cell.

eLEAP JDI OLED manufacturing 3.png

Lưu ý: Ngoài eLEAP của JDI, vẫn còn 1 cách chế tạo panel AMOLED khác không sử dụng trang bị FMM. Đó là quy trình in phun của JOLED cũng ở Nhật, sử dụng vật liệu polymer OLED (PLED) khác với loại SMOLED được nhắc đến ở trên. Hiện nay trên thế giới, JOLED là nhà sản xuất đầu tiên và duy nhất ứng dụng quy trình in phun để tạo ra các tấm nền RGB OLED, bán cho Asus, Eizo, LG Electronics,… làm màn hình máy tính cũng như cấp phép ra bên ngoài. JDI kế thừa công nghệ màn hình từ Sony, Toshiba, Hitachi còn JOLED thì tiếp nối từ Sony và Panasonic. Không có công nghệ Nhật, không nhà sản xuất màn hình nào trên thế giới có thể vận hành và mở rộng dây chuyền OLED một cách thoải mái tự tin. Hy vọng những thành tựu công nghệ của JOLED và JDI sẽ lan tỏa rộng rãi!

Cùng chuyên mục
Mẹo Thi Tiếng Anh: Làm Thế Nào Để Đạt Điểm Cao?
02-05-2024 16:22

Tầm quan trọng của tiếng Anh và mục tiêu của bài viết

Tầm quan trọng của Tiếng Anh
Tầm quan trọng của Tiếng Anh

Kỳ thi tiếng Anh không chỉ là một phần thi trong chương trình học mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp và học tập quốc tế. Với sự toàn cầu hóa và tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh trong giao tiếp chuyên nghiệp, việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh có thể tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các học sinh và người lao động trên toàn cầu.

Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các mẹo và chiến lược thi tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn không chỉ cải thiện điểm số mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp chuẩn bị, kỹ thuật làm bài, và cách thức để xử lý áp lực trong khi thi, nhằm giúp bạn tiếp cận kỳ thi một cách tự tin và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Bằng cách áp dụng những mẹo và chiến lược được trình bày, bạn sẽ có thể không chỉ đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiếng Anh mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ lâu dài, hỗ trợ cho sự nghiệp học tập và làm việc quốc tế của mình.

Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị trước khi thi
Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tiếng Anh không chỉ là về mặt kiến thức mà còn về kỹ năng ứng dụng. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tăng cường khả năng và sự tự tin trước khi bước vào phòng thi:

Ôn tập ngữ pháp và từ vựng:

  • Ngữ pháp: Đây là nền tảng của tiếng Anh, và bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Hãy dành thời gian ôn tập các cấu trúc ngữ pháp chính và luyện tập chúng qua các bài tập.
  • Từ vựng: Mở rộng vốn từ là chìa khóa để hiểu và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng. Sử dụng các ứng dụng học từ vựng, thẻ ghi nhớ và đọc báo tiếng Anh để làm quen với từ mới.

Luyện nghe và phát âm:

  • Kỹ năng nghe: Luyện nghe thường xuyên qua các bản tin, podcast, hoặc xem phim tiếng Anh với phụ đề. Điều này giúp bạn cải thiện khả năng phân biệt âm và ngữ điệu, từ đó nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ.
  • Phát âm: Thực hành phát âm đúng là rất quan trọng, đặc biệt nếu kỳ thi của bạn có phần thi nói. Sử dụng các tài nguyên trực tuyến và ghi âm giọng nói của bạn để phân tích và cải thiện.

Kỹ năng đọc hiểu:

  • Tăng tốc độ đọc: Thực hành đọc nhanh mà không mất đi sự chính xác là kỹ năng quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong phần thi đọc hiểu.
  • Phương pháp đọc: Áp dụng kỹ thuật đọc như skim (đọc lướt) và scan (đọc tìm thông tin cụ thể) để nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết trong bài đọc.

Kỹ thuật làm bài thi

1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh
1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh

Khi đã vào phòng thi, việc áp dụng những kỹ thuật thi cụ thể và hiệu quả sẽ giúp bạn tối đa hóa điểm số. Sau đây là một số kỹ thuật thi mà bạn nên thực hiện:

Quản lý thời gian:

  • Chiến lược phân bổ thời gian: Để đảm bảo bạn có đủ thời gian cho các phần khó hơn, hãy phân chia thời gian cụ thể cho từng phần của bài thi. Bắt đầu với các câu hỏi bạn cảm thấy dễ nhất để nhanh chóng giành được điểm.
  • Giám sát thời gian khi làm bài: Luôn giữ ý thức về thời gian còn lại trong suốt quá trình làm bài. Điều này giúp bạn cân bằng giữa việc hoàn thành bài thi và dành thời gian để kiểm tra lại các câu trả lời.

Kỹ thuật trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

  • Loại trừ câu trả lời sai: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm, hãy dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ các phương án rõ ràng không đúng, từ đó tăng cơ hội chọn được câu trả lời chính xác.
  • Đánh dấu câu hỏi để xem xét lại: Nếu bạn không chắc chắn về một câu hỏi nào đó, hãy đánh dấu và quay lại nếu còn thời gian sau khi đã hoàn thành các câu hỏi khác.

Viết luận và thực hành nói:

  • Kỹ năng viết luận: Đảm bảo rằng luận điểm chính của bạn rõ ràng và được hỗ trợ bằng các dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng các đoạn văn có cấu trúc tốt, bao gồm mở bài, thân bài, và kết luận.
  • Kỹ năng nói: Trong phần thi nói, hãy tập trung vào việc phát âm rõ ràng và tự nhiên, duy trì sự liên kết giữa các ý. Thực hành trước với các chủ đề đa dạng để bạn có thể tự tin trình bày trong mọi tình huống.

Mẹo thi cụ thể

Để tối đa hóa hiệu quả khi thi tiếng Anh, việc áp dụng các mẹo thi cụ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của mình và đạt điểm số cao. Dưới đây là một số mẹo thi cụ thể mà bạn có thể thực hiện:

Sử dụng phương pháp ELI5 (Explain It Like I'm 5):

  • Khi phải giải thích các khái niệm phức tạp trong bài thi nói hoặc viết, hãy cố gắng đơn giản hóa chúng như thể bạn đang giải thích cho một đứa trẻ 5 tuổi. Điều này không chỉ giúp người chấm thi dễ hiểu ý bạn hơn mà còn thể hiện khả năng bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và rõ ràng.

Luyện tập với đề thi mẫu:

  • Thực hành là chìa khóa để thành công. Luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu để quen với định dạng và các loại câu hỏi thường gặp. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tự tin khi bạn thực sự bước vào phòng thi.

Cách xử lý áp lực và giữ tâm lý ổn định:

  • Kỳ thi có thể gây ra nhiều áp lực, vì vậy việc giữ cho tâm lý ổn định là rất quan trọng. Hãy thực hiện các bài tập thở sâu, tập trung vào quá trình học tập chứ không chỉ là kết quả, và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trước ngày thi.

Áp dụng những mẹo này không chỉ giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với kỳ thi tiếng Anh mà còn giúp bạn phát triển lâu dài các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho sự nghiệp học tập và làm việc trong tương lai.

Sau khi thi

Sau khi hoàn thành kỳ thi tiếng Anh, việc đánh giá lại bài làm và chuẩn bị cho các bước tiếp theo là rất quan trọng. Dưới đây là những bước bạn nên thực hiện sau khi thi:

  1. Đánh giá bài làm:

    • Kiểm tra lại bài làm của bạn để xem bạn đã trả lời đúng các câu hỏi hay chưa và có mắc phải các lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không.
    • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bài làm của bạn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các kỳ thi sau.
  2. Chuẩn bị cho các bước tiếp theo:

    • Xem xét kết quả và quyết định các bước tiếp theo dựa trên điểm số và mục tiêu cá nhân của bạn.
    • Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình, hãy tìm hiểu nguyên nhân và xem xét cách cải thiện kỹ năng của mình. Có thể bạn cần tham gia các khóa học, tìm kiếm nguồn tài liệu mới, hoặc tăng cường lịch trình học tập.

Việc đánh giá và học hỏi từ kỳ thi là quan trọng để bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng của mình. Hãy dùng kết quả của mình như một cơ hội để tiếp tục phát triển và tiến bộ trong hành trình học tập của mình.

 

0.07297 sec| 2164.289 kb