Mẫu hồ sơ xin việc, hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì?

Tin công nghệ
|   Thứ 5, 01/01/1970 | 08:00
Bạn là người đang có nhu cầu tìm việc làm và đang có ý định đi xin việc. Việc nộp hồ sở xin việc đến các công ty tuyển dụng là một việc làm cực kỳ đúng đắn để giúp bên tuyển dụng liên lạc được với bạn dễ dàn hơn. Tuy nhiên, không phải cứ nộp hồ sơ xin việc là bạn có thể có việc làm luôn vì nhiều công ty người ta đánh giá và muốn gọi bạn đến phỏng vấn không chỉ bởi kỹ năng kinh nghiệm và bạn có mà còn ở cách họ bị ấn tượng với hồ sơ xin việc của của bạn.

Không phải ai cũng có kinh nghiệm để hoàn thiện một bộ hồ sơ xin việc khiến nhà tuyển dụng chú ý cũng như các giấy tờ cần thiết có trong hồ sơ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến cho các bạn mẫu hồ sơ xin việc, hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì để bạn có thể tham khảo.

Mẫu hồ sơ xin việc, hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hồ sơ xin việc có nội dung bên trong khá giống nhau. Tuy nhiên ở thời đại công nghệ hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên gửi hồ sợ xin việc online, gửi qua mail tuyển dụng của công để tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng và các ứng viên. Tuy nhiên, việc này dẫn đến những hạn chế gặp phải là nó sẽ xuất hiện nhiều những bộ hồ sơ có thông tin không được thẩm định một các chính xác. Vậy hồ sơ xin việc chuẩn cần những giấu tờ gì và nó được trình bày như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

HỒ SƠ XIN VIỆC, MẪU HỒ SƠ XIN VIỆC CHUẨN GỒM NHỮNG GÌ?

Trước hết, một mẫu hồ sơ xin việc chuẩn sẽ được đựng trong một túi bìa to thường được bán ở ngoài thị trường với giá dao động từ 5.000 – 10.000 tùy loại.

Mẫu hồ sơ xin việc, hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì?

Trong túi hồ sơ xin viêc này, bạn sẽ đựng những một số thứ quan trọng sau:

1. Đơn Xin Việc

Mẫu hồ sơ xin việc, hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì?

Đơn xin việc hoặc bạn tự viết tay hoặc bạn tham khảo các mẫu đơn xin việc trên mạng và có dán ảnh để thể hiện sự tôn trọng với lá đơn quan trọng này.

2. CV Xin Việc

Mẫu hồ sơ xin việc, hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì?

Bộ hồ sơ xin việc đầy đủ cho người đi tìm việc

Có rất nhiều mẫu CV xin việc mà bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc cũng có thể tự tạo CV xin việc riêng cho mình, có nhiều cách viết cv khác nhau, mỗi cách viết cv đều phù hợp với ngành nghê mà bạn đang có nhu cầu xin việc, tuy nhiên để thể hiện sự sáng tạo và năng lực của bạn trước các nhà tuyển dụng, việc tự tay thiết kế một mẫu CV xin việc chuyên nghiệp vẫn là tốt nhất. CV xin việc đóng vai trò là công cụ quảng cáo cho bản thân người lao động.

3. Sơ Yếu Lý Lịch Tự Thuật

Mẫu sơ yếu lý lịch là cần thiết trong một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ

Thông thường tờ sơ yếu lý lịch sẽ được in kèm trong hồ sơ, tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo các mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật khác trên mạng. Lưu ý, bạn cần phải điền đầy đủ, chính xác, không tẩy xóa, đi in công chứng và có dấu xác nhận của địa phương nhé.

4. Giấy Khám Sức Khỏe

Là minh chứng cho sức khỏe hiện tại của bạn đủ điều kiện để làm việc. Mẫu giấy khám sức khỏe trước là khổ A3 có thể gập đôi, nhưng nay mẫu giấy khám sức khỏe cũng có bản theo khổ A4. Để có được giấy này, bạn cần phải tới các trạm y tế xã phường để đăng ký khám sức khỏe toàn diện. Hiệu lực tối đa của giấy khám sức khỏe là 6 tháng.

5. Bằng Cấp, Chứng Chỉ (Nếu Có)

Bạn có những bằng cấp nào liên quan đến công việc, bao gồm cả bằng Đại học, Cao đẳng, hãy photo và nộp bản photo công chứng trong hồ sơ xin việc nhé. Trường hợp mới ra trường, bạn cũng có thể nộp bảng điểm hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời photo công chứng cũng được.

6. Bản Photo Chứng Minh Thư

Bạn photo công chứng lại chứng minh thư nhân dân và nộp kèm hồ sơ. Lưu ý chứng minh thư của bạn cần phải còn hạn, mọi thông tin rõ ràng để dễ dàng được công chứng.

7. Ảnh 3x4 Hoặc 4x6 (Tùy Yêu Cầu)

Tùy theo công ty yêu cầu, bạn sẽ cần nộp 2-4 ảnh 3x4 hoặc 4x6 cho nhà tuyển dụng để lưu lại hồ sơ trong công ty.

Tổng kết lại một bộ hồ sơ xin việc sẽ cần những thứ như sau:

- Đơn xin việc

- CV xin việc

- Sơ yếu lý lịch tự thuật

- Chứng minh thư nhân dân, bản sao hộ khẩu photo công chứng.

- Giấy khám sức khỏe (hiệu lực 6 tháng)

- Bằng cấp, chứng chỉ (nếu có)

- Ảnh 3x4

Trong nhiều bộ CV, thiếu sót lớn nhất của các ứng viên là không có ảnh chân dung. Do đó, thao tác chèn ảnh vào CV xin việc gần như là một bước bất dịch không thể thiếu khi tạo một bản CV, để chèn ảnh vào cv xin việc, người dùng thường thực hiện trên văn bản Word. Nếu như không thể tự tạo cho mình một CV bằng phương pháp gõ văn bản, bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của một số mẫu CV xin việc đã được chúng tôi chia sẻ.

Nói đến mẫu hồ sơ xin việc, bạn cần hiểu là tổng hợp của rất nhiều các loại văn bản khác như đơn xin việc, CV xin việc, lý lịch, bằng cấp,… Như vậy để sắp xếp một hồ sơ xin việc đầy đủ quả không dễ dàng.

Những Chú Ý Khi Làm Hồ Sơ Xin Việc

Đây là một số lưu ý nhắc thêm của chúng tôi nhằm giúp bạn có được một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo nhất.

- Kiểm tra, đọc và rà soát chính tả, trong các file hồ sơ

- Nên chuẩn bị 3 - 4 hồ sơ gốc.

- Nên chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ photo (Từ 6 - 10 bộ) để chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp (bị mất hoặc công ty nơi tuyển dụng không trả lại).

- Khi nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn, bạn chỉ cần mang theo hồ sơ photo. Khi được tuyển dụng vào công ty thì bạn mới nộp hồ sơ gốc là các hồ sơ có công chứng vì nó liên quan đến việc làm bảo hiểm xã hội và nhiều thủ tục khác. Hơn nữa, việc làm hồ sơ có công chứng hoàn chỉnh cũng tốn chi phí, và nhà tuyển dụng khi phỏng vấn cũng không quá khắt khe với vấn đề hồ sơ photo, tuy vậy, vì phép lịch sự, bạn có thể nói qua về bộ hồ sơ mang đến.

- Nên đi công chứng tất cả giấy tờ càng sớm càng tốt để đảm bảo tính xác thực và kịp thời của hồ sơ xin việc, tránh bạn bị các đối thủ khác nhanh chân hơn.

- Trước khi nộp hồ sơ, hãy nhớ photocopy một số nội dung như CV hoặc đơn xin việc để chuẩn bị trước buổi phỏng vấn.

- Nộp hoặc gửi hồ sơ sớm, đúng địa chỉ và nên theo dõi sát sao mọi thông báo tuyển dụng của công ty xin vào làm.

CÁCH TẠO ĐƠN XIN VIỆC ẤN TƯỢNG

Đơn xin việc gần như đóng góp tới 50% thành công của một hồ sơ xin việc. Do đó bạn cần hết sức chăm chút cho mẫu đơn xin việc. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ góp phần làm cho đơn xin việc ấn tượng hơn.

- Tuyệt đối không để sót lỗi chính tả. Đây là lỗi cấm kỵ đối với bất kỳ ai có suy nghĩ đi xin việc.

- Không chọn quá nhiều font chữ, cỡ chữ khác nhau gây sự phân tâm.

- Câu văn cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và truyển tải được nhu cầu muốn làm việc và cống hiến năng lực cho công ty/

- Đơn xin việc Viết tay là chuẩn nhất, bởi một lá đơn xin việc viết tay sẽ gây ấn tượng hơn một lá đơn xin việc đánh máy

Cùng chuyên mục
Mẹo Thi Tiếng Anh: Làm Thế Nào Để Đạt Điểm Cao?
02-05-2024 16:22

Tầm quan trọng của tiếng Anh và mục tiêu của bài viết

Tầm quan trọng của Tiếng Anh
Tầm quan trọng của Tiếng Anh

Kỳ thi tiếng Anh không chỉ là một phần thi trong chương trình học mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp và học tập quốc tế. Với sự toàn cầu hóa và tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh trong giao tiếp chuyên nghiệp, việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh có thể tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các học sinh và người lao động trên toàn cầu.

Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các mẹo và chiến lược thi tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn không chỉ cải thiện điểm số mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp chuẩn bị, kỹ thuật làm bài, và cách thức để xử lý áp lực trong khi thi, nhằm giúp bạn tiếp cận kỳ thi một cách tự tin và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Bằng cách áp dụng những mẹo và chiến lược được trình bày, bạn sẽ có thể không chỉ đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiếng Anh mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ lâu dài, hỗ trợ cho sự nghiệp học tập và làm việc quốc tế của mình.

Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị trước khi thi
Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tiếng Anh không chỉ là về mặt kiến thức mà còn về kỹ năng ứng dụng. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tăng cường khả năng và sự tự tin trước khi bước vào phòng thi:

Ôn tập ngữ pháp và từ vựng:

  • Ngữ pháp: Đây là nền tảng của tiếng Anh, và bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Hãy dành thời gian ôn tập các cấu trúc ngữ pháp chính và luyện tập chúng qua các bài tập.
  • Từ vựng: Mở rộng vốn từ là chìa khóa để hiểu và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng. Sử dụng các ứng dụng học từ vựng, thẻ ghi nhớ và đọc báo tiếng Anh để làm quen với từ mới.

Luyện nghe và phát âm:

  • Kỹ năng nghe: Luyện nghe thường xuyên qua các bản tin, podcast, hoặc xem phim tiếng Anh với phụ đề. Điều này giúp bạn cải thiện khả năng phân biệt âm và ngữ điệu, từ đó nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ.
  • Phát âm: Thực hành phát âm đúng là rất quan trọng, đặc biệt nếu kỳ thi của bạn có phần thi nói. Sử dụng các tài nguyên trực tuyến và ghi âm giọng nói của bạn để phân tích và cải thiện.

Kỹ năng đọc hiểu:

  • Tăng tốc độ đọc: Thực hành đọc nhanh mà không mất đi sự chính xác là kỹ năng quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong phần thi đọc hiểu.
  • Phương pháp đọc: Áp dụng kỹ thuật đọc như skim (đọc lướt) và scan (đọc tìm thông tin cụ thể) để nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết trong bài đọc.

Kỹ thuật làm bài thi

1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh
1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh

Khi đã vào phòng thi, việc áp dụng những kỹ thuật thi cụ thể và hiệu quả sẽ giúp bạn tối đa hóa điểm số. Sau đây là một số kỹ thuật thi mà bạn nên thực hiện:

Quản lý thời gian:

  • Chiến lược phân bổ thời gian: Để đảm bảo bạn có đủ thời gian cho các phần khó hơn, hãy phân chia thời gian cụ thể cho từng phần của bài thi. Bắt đầu với các câu hỏi bạn cảm thấy dễ nhất để nhanh chóng giành được điểm.
  • Giám sát thời gian khi làm bài: Luôn giữ ý thức về thời gian còn lại trong suốt quá trình làm bài. Điều này giúp bạn cân bằng giữa việc hoàn thành bài thi và dành thời gian để kiểm tra lại các câu trả lời.

Kỹ thuật trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

  • Loại trừ câu trả lời sai: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm, hãy dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ các phương án rõ ràng không đúng, từ đó tăng cơ hội chọn được câu trả lời chính xác.
  • Đánh dấu câu hỏi để xem xét lại: Nếu bạn không chắc chắn về một câu hỏi nào đó, hãy đánh dấu và quay lại nếu còn thời gian sau khi đã hoàn thành các câu hỏi khác.

Viết luận và thực hành nói:

  • Kỹ năng viết luận: Đảm bảo rằng luận điểm chính của bạn rõ ràng và được hỗ trợ bằng các dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng các đoạn văn có cấu trúc tốt, bao gồm mở bài, thân bài, và kết luận.
  • Kỹ năng nói: Trong phần thi nói, hãy tập trung vào việc phát âm rõ ràng và tự nhiên, duy trì sự liên kết giữa các ý. Thực hành trước với các chủ đề đa dạng để bạn có thể tự tin trình bày trong mọi tình huống.

Mẹo thi cụ thể

Để tối đa hóa hiệu quả khi thi tiếng Anh, việc áp dụng các mẹo thi cụ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của mình và đạt điểm số cao. Dưới đây là một số mẹo thi cụ thể mà bạn có thể thực hiện:

Sử dụng phương pháp ELI5 (Explain It Like I'm 5):

  • Khi phải giải thích các khái niệm phức tạp trong bài thi nói hoặc viết, hãy cố gắng đơn giản hóa chúng như thể bạn đang giải thích cho một đứa trẻ 5 tuổi. Điều này không chỉ giúp người chấm thi dễ hiểu ý bạn hơn mà còn thể hiện khả năng bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và rõ ràng.

Luyện tập với đề thi mẫu:

  • Thực hành là chìa khóa để thành công. Luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu để quen với định dạng và các loại câu hỏi thường gặp. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tự tin khi bạn thực sự bước vào phòng thi.

Cách xử lý áp lực và giữ tâm lý ổn định:

  • Kỳ thi có thể gây ra nhiều áp lực, vì vậy việc giữ cho tâm lý ổn định là rất quan trọng. Hãy thực hiện các bài tập thở sâu, tập trung vào quá trình học tập chứ không chỉ là kết quả, và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trước ngày thi.

Áp dụng những mẹo này không chỉ giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với kỳ thi tiếng Anh mà còn giúp bạn phát triển lâu dài các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho sự nghiệp học tập và làm việc trong tương lai.

Sau khi thi

Sau khi hoàn thành kỳ thi tiếng Anh, việc đánh giá lại bài làm và chuẩn bị cho các bước tiếp theo là rất quan trọng. Dưới đây là những bước bạn nên thực hiện sau khi thi:

  1. Đánh giá bài làm:

    • Kiểm tra lại bài làm của bạn để xem bạn đã trả lời đúng các câu hỏi hay chưa và có mắc phải các lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không.
    • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bài làm của bạn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các kỳ thi sau.
  2. Chuẩn bị cho các bước tiếp theo:

    • Xem xét kết quả và quyết định các bước tiếp theo dựa trên điểm số và mục tiêu cá nhân của bạn.
    • Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình, hãy tìm hiểu nguyên nhân và xem xét cách cải thiện kỹ năng của mình. Có thể bạn cần tham gia các khóa học, tìm kiếm nguồn tài liệu mới, hoặc tăng cường lịch trình học tập.

Việc đánh giá và học hỏi từ kỳ thi là quan trọng để bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng của mình. Hãy dùng kết quả của mình như một cơ hội để tiếp tục phát triển và tiến bộ trong hành trình học tập của mình.

 

0.04983 sec| 2114.336 kb