Chủ đề : nội trợ Có (2) bài viết
Top 10 máy ép chậm tốt nhất hiện nay.
Máy ép chậm là gì?
Máy ép trái cây, máy ép hoa quả là một sản phẩm không còn quá xa lạ gì đối với các gia đình. Thế nhưng cái tên máy ép chậm có lẻ sẽ là khái niệm khá lạ lẫm. Máy ép chậm là dạng máy ép nước hoa quả hoạt động với tốc độ chậm chỉ khoảng 80 vòng/ phút.
Máy có thiết kế dạng đứng, sử dụng trục vít có dạng xoắn ốc để đưa hoa quả xuống dưới, tác rời phần nước và phần bã, nước ép sẽ được đưa ra ngoài còn phần bã sẽ bị đẩy xuống dưới.
Máy ép chậm tốt có khả năng lọc nước vượt trội, giúp nước ép không bị oxy hóa, giữ nguyên được hương vị tươi ngon của hoa quả. Dòng máy này có công suất khá mạnh nên có thể xay được cả những loại hoa quả bị đông đá, hạt cứng.
Ưu điểm lớn nhất của loại máy ép hoa quả chậm này là không gây tiếng ồn khó chịu trong quá trình xay, ép. Lượng nước ép cho ra cũng nhiều gấp đôi so với các dòng máy ép thông thường. Dòng máy ép chậm này cũng đem đến độ an toàn trong sử dụng cao hơn, độ bền lâu hơn, dễ dàng vệ sinh hơn các dòng máy ép kết hợp với say sinh tố.
Phân loại máy ép chậm
Trên thị trường hiện nay có tồn tại vô vàn có loại máy ép chậm đến từ vô số các thương hiệu khác nhau, nhìn chung thì dựa vào kết cấu, cơ chế hoạt động người ta có thể chia máy ép chậm thành 3 loại cơ bản như sau:
Máy ép tâm ly
Đây là một loại máy ép đã tồn tại từ lâu nay, cơ chế hoạt động của máy là sử dụng cơ chế xoay mạnh của mâm xoay để có thể nghiền nát được hoa quả, cùng với sử dụng lực tâm ly để có thể tách được phần nước ra khỏi phần vỏ trái cây. Đặc điểm của loại máy này là có thể hoạt động được với tốc độ cao và mạnh mẽ thế nhưng đổi lại thì tiếng ồn của máy tạo ra rất lớn, khi thực hiện ép xay, ép nước hay có hiện tượng sinh ra bọt khi, vì vậy lượng nước ép thành phẩm cũng sẽ không được nhiều. Chính vì vậy chiếc máy dần đã không còn được ưu chuộng nứa.
Máy ép chậm trục đứng
Dòng máy này hiện nay là sản phẩm máy ép được người dùng ưa chuộng nhất, bởi các tiêu chí sau: độ an toàn cao, chất lượng sản phẩm tốt cũng như sự tiện dụng mà nó mang lại là vô cùng lớn. Với cơ chế hoạt động là sử dụng trục ép giúp giảm được áp lực tiếng ồn, từ đó sẽ đem lại năng suất tốt hơn, chất lượng và độ an toàn cũng sẽ được cải thiện hơn. Đa số các loại máy ép chậm trục đứng sẽ được trang bị sẵn màng lọc có thể đảm bảo được cho thành phẩm luôn được tươi ngon và sạch sẽ.
Máy ép Twin gear
Dòng máy này được sử dụng rất rộng rãi và được người dùng nước ngoài ưu chuộng, thế nhưng sản phẩm lại không có phổ biến ở Việt Nam. Sản phẩm được sử dụng để chuyên ép các loại rau củ.
Cách chọn mua máy ép chậm thích hợp
Để có thể lựa chọn cho mình được một chiếc máy ép chậm có chất lượng cũng như giá cả phù hợp với mục đích sử dụng, nhu cầu của bạn thì bạn cần phải biết những điều sau:
- Bạn hãy xem lại mục đích sử dụng của bạn với chiếc máy. Nếu như bạn chỉ cần một chiếc máy có thể đáp ứng được nhu cầu đơn giản như ép nước hoa quả, rau củ, hỗ trợ nấu nướng thì bạn sẽ chỉ cần sở hữu một chiếc máy ép chậm trái cây có dung tích bình chứa khoảng 500 - 700ml. Nếu như bạn cần sử dụng một chiếc máy để phục vụ cho việc buôn bán thì cần chọn chiếc có dung tích lớn hơn. Ngoài ra một điều cần chú ý đến đó là kích cỡ của ống ép, việc lựa chọn chiếc máy ép có sở hữu ống ép lớn sẽ mang lại cho bạn nhiều tiện nghi khi sử dụng.
- Điều mà bạn đáng quan tâm nữa đó chính là thương hiệu của máy ép chậm, khi lựa chọn các sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn và nổi tiếng sẽ tạo nên được sự đảm bảo, yên tâm, đáng tin cậy về chất lượng sản phẩm, chính sách bảo hành của các thương hiệu lớn cũng sẽ là chu đáo hơn. Một số các thương hiệu nổi tiếng về máy ép chậm có thể kể tới đó là: Hurom, Mishio, Philips, Bluestone, Panasonic, Bosch…
- Việc bạn chú ý đến công suất hoạt động của máy cũng rất quan trọng, nếu bạn lựa chọn một chiếc máy có công suất quá lớn sẽ gây nên việc lãng phí điện năng và cũng nhanh bị hỏng. Bạn chỉ nên lựa chọn một chiếc máy ép có công suất dao động từ 200 - 1000W là phù hợp nhất.
- Một chiếc máy ép được chế tạo với chất liệu tốt, bền bỉ như: kim loại cứng hoặc nhựa cao cấp, không có chứa chất gây hại BPA sẽ mang lại được độ cứng cáp và độ bền bỉ cao, từ đó sẽ tạo nên được sự an toàn và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Nếu như bạn là người sử dụng có những nhu cầu cao hơn thì bạn có thể quan tâm đến các tiện ích khác của máy như: tích hợp chức năng xay, có vòi chống tràn, chống nhỏ giọt, đế chống trơn…
Top 10 máy làm sữa hạt tốt nhất hiện nay
Máy làm sữa hạt là gì?
Đây là một thiết bị gia dụng được sử dụng trong nhà bếp với công dụng để chế biến các loại hạt thành sữa. Ngoài công dụng chính là chế biến sữa từ các loại hạt ngũ cốc như đậu nành, hạt hạnh nhân hay óc chó... nó còn có khả năng xay nấu cực kỳ tiện lợi.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Tùy thuộc vào từng hãng sản xuất và từng model máy, mỗi loại máy làm sữa đậu sẽ có thiết kế và cấu tạo khác nhau, nhưng về cơ bản các phần linh kiện vẫn giống nhau, cụ thể như:
Cối xay: Cối xay có kiểu dáng và thiết kế tương tự như các loại máy xay sinh tố. Chất liệu được làm bằng thủy tinh trong suốt tăng khả năng chịu nhiệt hoặc nhựa cao cấp ABS kết hợp với PP, rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Trục xoay và motor: Moto được đặt bên trong thân máy và có trục xoay gắn với dao xay bên trên. Khi có nguồn điện, motor hoạt động khiến dao xay quay với tốc độ cao, nghiền nát và trộn đều các loại hạt lại với nhau, cho ra hỗn hợp siêu mịn. Thông thường, motor trên máy xay nấu, làm sữa hạt có công suất tối đa là 1000W và tốc độ quay của trục xoay khoảng 30.000 - 60.000 vòng/phút.
Dao xay: Đây là bộ phận dùng để nghiền và xay các loại hạt. Chất liệu được làm từ chất liệu thép hợp kim không gỉ hoặc inox nên độ bền cao. Thông thường, dao xay trên máy có từ 6-8 cánh, với thiết kế phần cạnh dao là các đường răng cưa, cong 3 chiều và có thể xoay 360 độ. Vì vậy, các loại hạt khi xay xong sẽ có độ nhuyễn và mịn, bạn không cần phải lọc bã như các loại máy sinh tố khác.
Mâm nhiệt: Điểm khác biệt lớn nhất giữa máy làm sữa hạt và máy xay sinh tố chính là mâm nhiệt, hay còn được biết đến là bộ phận nấu. Bộ phận này bao gồm một dây mayso được đặt dưới đáy của cối xay. Mâm nhiệt có tác dụng hâm nóng và nấu chín các loại sữa hạt với công suất khoảng 800W trở lên.
Bảng điều khiển: Bảng điều khiển được đặt trên thân máy, đây là bộ phận quan trọng điều khiển chức năng và chế độ của các loại máy được sử dụng để làm sữa hạt. Bảng điều khiển này có thể là loại cảm ứng, có nút ấn hoặc màn hình hiển thị thông số tùy thuộc vào mỗi loại máy.
Nguyên lý hoạt động
Cũng giống như máy xay sinh tố, máy xay nấu, làm sữa hạt có cơ chế vận hành tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết rồi cho vào trong cối thủy tinh của sản phẩm, thêm một chút nước lạnh vào bình đun sữa.
Tiếp đến là cắm điện, gài đúng khớp giữa cối thủy tinh, nắp cối và thân máy. Lúc này bạn sẽ thấy nút nguồn sáng lên, hãy ấn khởi động máy bằng phím Start trên bảng điều khiển và chọn chế độ làm sữa phù hợp với nhu cầu của mình. Chức năng làm sữa của máy có chế độ nấu nhanh và nấu chậm, nấu nhanh trong 25 phút và nấu chậm sẽ mất khoảng 35 phút.
Tùy theo độ cứng hay lượng chất xơ của hạt mà bạn có thể chọn một chức năng phù hợp nhất. Ngoài ra, để đảm bảo cho máy không bị hỏng hóc, bạn cũng nên chọn nhiệt độ phù hợp và nguồn điện áp ổn định khi tiến hành sử dụng máy.
Máy làm sữa hạt có gì đặc biệt so với những loại máy khác
Về cơ bản, đây là dòng máy có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự với máy xay sinh tố và máy xay sữa đậu nành. Vậy trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt của máy đa năng làm sữa hạt với các loại máy trên, để từ đó bạn có thể quyết định xem mua loại máy nào thì phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhé!
Máy chuyên dụng làm sữa hạt: Dòng máy xay nấu đa năng với khả năng chế biến nhiều loại hạt, thịt cá và các loại rau củ quả từ các chương trình khác nhau đã được lập trình sẵn. Máy được thiết kế với công suất lớn, lưỡi dao có độ sắc bén hơn các loại máy xay thông thường.
Đặc biệt, thực phẩm sau khi xay xong có thể có thể nấu luôn mà không cần lọc bã, cho phép người dùng sử dụng được toàn bộ chất xơ của các loại hạt nhưng vẫn đảm bảo được hương vị tươi ngon của sữa hạt.
Máy xay sinh tố: Đây là dòng máy xay xuất hiện sớm nhất và được sử dụng phổ biến với mục đích xay các thực phẩm như thịt, cá, rau củ quả, làm sinh tố, làm kem… Ưu điểm lớn nhất của máy xay sinh tố so với máy sử dụng làm sữa hạt đó là tính phổ thông, tiết kiệm điện và giá thành thấp hơn.Tuy nhiên, máy xay sinh tố lại không có chức năng đun nấu tự động như máy xay nấu làm sữa hạt.
Ngoài ra, do công suất và cấu tạo lưỡi dao trên máy xay sinh tố không lớn bằng lưỡi dao làm sữa hạt cho nên khi xay xong nguyên liệu không nhuyễn và mịn, bạn vẫn phải lọc bỏ phần xơ, bã thừa bằng phương pháp thủ công.
Máy làm sữa đậu nành: Thiết bị chuyên dụng để nấu và chế biến các hạt đậu nành thành sữa. Với các công đoạn: xay, lọc, nấu hoàn toàn tự động, cho chất lượng thành phẩm ngon, sánh mịn. Hạn chế lớn nhất của máy làm sữa đậu nành đó là không thể xay được các loại thực phẩm như thịt, cá hay các loại trái cây.
Giá thành của máy cũng tương đối đa dạng, bạn có thể lựa chọn mua máy từ vài trăm cho đến vài triệu đồng.
Trên đây là những ưu nhược điểm của từng loại máy xay hiện có. Để chọn được một thiết bị phù hợp thì bạn nên xem nhu cầu và mục đích sử dụng của mình là gì, từ đó đi đến quyết định cuối cùng.
Những điều cần biết khi chọn mua máy làm sữa hạt
Để có thể mua được cho mình một chiếc máy ưng ý và phù hợp với nhu cầu sử dụng thì bạn cần quan tâm đến những tiêu chí sau đây
Dung tích cối xay
Một chiếc máy xay có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng, các chức năng đa dạng sẽ tối đa hóa được hiệu quả sử dụng, tiết kiệm được điện năng và tiện lợi. Nếu ở gia đình có 1 - 2 người thì bạn nên lựa chọn máy có dung tích tối thiểu là 1 lít. Còn nếu bạn có nhu cầu cao hơn thì có thể lựa chọn máy có dung tích lớn hơn.
Công suất máy xay
Để nguyên liệu sau khi xay xong đạt được độ nhuyễn, mịn kể cả là các loại hạt cứng đầu như đậu nành, óc chó hay thực phẩm thịt cá thì tất nhiên điều cần thiết ở máy chính là công suất của motor phải lớn hơn so với các loại máy xay sinh tố thông thường. Do vậy bạn nên lựa chọn sử dụng các loại máy xay có công suất từ 800W đến 1000W trở lên là thích hợp nhất.
Công suất nấu
Tương tự như công suất xay, công suất nấu càng cao thì thời gian nấu càng được giảm, thời gian càng ít. Thế nhưng để có thể đảm bảo được hiệu quả nấu nhanh và không tiêu tốn quá nhiều điện năng thì tốt hơn hết bạn hãy lựa chọn cho mình máy xay có công suất từ 600 - 800W.
Chất liệu cối xay
Chất liệu cối xay là yếu tố không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của máy mà còn ảnh hưởng tới chất lượng của sữa cũng như vấn đề về an toàn thực phẩm. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại cối xay phổ biến, đó là: cối làm bằng nhựa cứng ABS, PP hoặc cối làm bằng thủy tinh.
Nếu bạn cần một chiếc cối xay có khả năng chịu nhiệt cao, vệ sinh dễ dàng thì có thể chọn cối làm bằng thủy tinh Borosilicate 5 lớp. Còn nếu bạn cần một chiếc cối xay có thể chống được va đập tốt hoặc nếu sợ rơi vỡ thì nên chọn loại nhựa cứng ABS hay PP có độ an toàn cao chuyên được dùng để sản xuất các đồ gia dụng.
Tuy nhiên, loại này thường ít được sử dụng hơn do nhựa thì không thể chịu nhiệt tốt trong môi trường nhiệt độ cao liên tục bằng cối thủy tinh.
Dao xay
Đây là bộ phận rất quan trọng trong máy làm sữa hạt. Việc thực phẩm có sánh mịn sau khi xay hay không gần như phụ thuộc và chất lượng và kết cấu của lưỡi dao. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những sản phẩm mà lưỡi dao được làm từ inox hoặc hợp kim thép không gỉ, độ bền cao. Thêm vào đó, dao phải có từ 6- 8 cánh trở lên, cong 3 chiều, thiết kế răng cưa.
Như vậy, khi sử dụng máy sẽ có hiệu quả xay tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên chọn những loại máy có số lượng lưỡi dao ít, cánh thẳng.
Kiểu dáng thiết kế
Về mặt hình thức, bạn nên chọn những loại máy có kiểu dáng thiết kế hiện đại, thon gọn nhưng vẫn sang trọng với các gam màu như đỏ, đen, xanh, xám... để vừa có thể dễ dàng sử dụng vừa cất giữ gọn gàng, không chiếm quá nhiều diện tích không gian nhà bếp.
Chế độ bảo hành
Khi chọn mua các sản phẩm làm sữa hạt bạn cũng cần quan tâm đến chính sách mua hàng hay thời gian bảo hành của sản phẩm. Thông thường, các loại máy đa năng làm sữa hạt chính hãng trên thị trường hiện nay đều có thời gian bảo hành từ 12 tháng trở lên.
Giá thành
Khi chọn mua bất kỳ một sản phẩm nào thì giá cả luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Trên thị trường hiện nay, một chiếc máy để làm sữa hạt có giá dao động từ 1,2 – 5 triệu đồng tùy từng loại. Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.
Chọn mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng
Những loại máy đa năng làm sữa hạt được bày bán trên thị trường qua nhiều nguồn khác nhau nên sẽ không tránh được tình trạng hàng thật giả lẫn lộn. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên mua các sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, nguồn gốc sản xuất thể hiện rõ ràng trên bao bì. Bạn có thể tham khảo một số hãng uy tín trên thị trường hiện nay như: Ranbem, Ukoeo, Haipai, Elmich, Olivo...