Trải nghiệm Overwatch 2: Bình cũ, rượu cũng ủ được 6 năm, có còn đủ sức hút?

Tin công nghệ
|   Thứ 5, 01/01/1970 | 08:00
Cơn lốc Overwatch vào năm 2016 nguội nhanh hệt như cái cách nó xuất hiện và gây bão làng game toàn thế giới. Từng nhớ có thời, ra quán net, 10 máy thì 7 máy chơi Overwatch vì nó vui, nhẹ và bạn bè có thể cùng vào chung trận. Nhưng điều Blizzard không hề nghĩ tới, đó là xu hướng của làng game thay đổi nhanh hơn rất nhiều so với những gì họ mường tượng. Overwatch làm trùm trong năm 2016, còn năm 2017 là của PUBG.

Trải nghiệm Overwatch 2: Bình cũ, rượu cũng ủ được 6 năm, có còn đủ sức hút?

Cơn lốc Overwatch vào năm 2016 nguội nhanh hệt như cái cách nó xuất hiện và gây bão làng game toàn thế giới. Từng nhớ có thời, ra quán net, 10 máy thì 7 máy chơi Overwatch vì nó vui, nhẹ và bạn bè có thể cùng vào chung trận. Nhưng điều Blizzard không hề nghĩ tới, đó là xu hướng của làng game thay đổi nhanh hơn rất nhiều so với những gì họ mường tượng. Overwatch làm trùm trong năm 2016, còn năm 2017 là của PUBG.

Đương nhiên điều đó không đồng nghĩa Overwatch là một trò chơi tệ. Nó đủ ấn tượng để vượt qua những tuyệt phẩm tranh giải game xuất sắc nhất năm 2016: Uncharted 4, Doom, Inside và Titanfall 2. Chỉ ngần đó đã chứng minh được những bậc thầy game nhập vai đã làm được những gì, từ đống tro tàn của dự án game online bị nội bộ Blizzard huỷ bỏ nhiều năm về trước, Titan.

Tiếc một nỗi, nền tảng thì xuất sắc, nhưng trong 6 năm tồn tại, những gì Blizzard làm để giữ sức hút của Overwatch là không nhiều. Ừ thì cũng có giải đấu chuyên nghiệp, nhưng khi lượng người chơi càng lúc càng giảm, tương đồng là số người đủ quan tâm để theo dõi các giải đấu, thì có làm giải to đến đâu cũng khó giữ được sức hút.

[​IMG]

Nói công bằng thì cũng không phải lỗi hoàn toàn ở Blizzard. Có những thứ họ hoàn toàn không kiểm soát được, ví dụ như cơn sốt battle royale nhiều năm qua, với hai tác phẩm đứng đầu thị trường: Fortnite và PUBG. Cực chẳng đã, Overwatch phải lột xác, biến thành Overwatch 2, trở thành một game online miễn phí, rồi sau đó cập nhật thêm những mục chơi đơn thu phí. Anh em thấy quen không? Đấy chính là mô hình kinh doanh của Halo Infinite, cũng free chế độ chơi mạng, và bắt anh em bỏ tiền để chơi cốt truyện.

Tinhte_OW2.jpg
Tinhte_OW3.jpg

Điều đáng ngại hoá ra đã trở thành hiện thực. Biến thành một game miễn phí, ắt phải có cái gì đấy để Blizzard kiếm tiền. Đó chính là Battle Pass. Lên đủ cấp, anh em sẽ mở được những món đồ ảo mới, skin nhân vật, skin vũ khí, v.v… Nhưng để mở đủ mọi phần thưởng thì phải đóng tiền. Và giờ đây tướng trong game cũng bị khoá, bắt anh em phải chơi để mở những nhân vật vốn đã quá quen thuộc nếu gắn bó với Overwatch ngay từ những ngày đầu. Vậy là ai quen tướng tủ ở phần cũ giờ sẽ phải cày đủ số trận để mở khoá nhân vật anh em yêu mến.

Tinhte_OW4.jpg

Overwatch 2 có ba vị tướng mới. Một là Sojourn, thanh niên dồn sát thương có đôi chân máy móc để nhảy lên cao, bao quát cả chiến trường. Thanh niên này thay vì dùng skill bay lên cao để bắn tên lửa xuống dưới, tạo hiệu ứng sát thương diện rộng như Pharah, thì cách chơi lại có phần hơi giống Soldier: 76, khác là cơ động và skill mất thời gian để học hơn.

Tinhte_OW5.jpg

Thứ hai là Kiriko, sở hữu khả năng hồi máu khá giống cách chơi cụ người máy Zenyatta. Chỉ khác là, nếu nhìn kỹ bảng kỹ năng của Kiriko, anh em sẽ thấy có thứ gì đó rất thân quen. Kỹ năng passive thì giống khả năng trèo tường của Genji. “Bùa hồi máu” thì giống đầu đạn hồi máu của Ana. Phi tiêu thì giống kỹ năng tăng sát thương của Zenyatta. Swift Step thì giống kỹ năng bay thẳng đến đồng đội của Mercy. “Hồi máu diện rộng” thì chơi chẳng khác gì Lucio. Cuối cùng, ultimate gọi cáo thì y hệt ulti của anh bắn cung Hanzo, chỉ khác là nó có lợi cho đồng đội chứ không phải gây sát thương cho đối thủ.

Tinhte_OW6.jpg

Cuối cùng là tanker tên là Junker Queen. Bà thím này vừa có thể gây sát thương tầm gần lẫn tầm xa, vừa biết hồi máu, lại vừa có chiêu diện rộng, thay thế cho những kỹ năng mở lá chắn như Reinhardt hay Zarya. Tanker này thuộc dạng chiến, mở combat như Roadhog và Wrecking Ball, chứ không nặng về việc đứng im xung quanh đồng đội để phòng thủ.

Nếu đã từng chơi Overwatch, thì phần 2 không khác nhiều so với ký ức của anh em đâu.

Để mô tả một trận đấu điển hình thì nó như thế này. Một bên tấn công, bên còn lại phòng thủ. Bên phòng thủ sẽ tìm chỗ đẹp trước để camp đối phương, mở cửa là bóp cò. Đấy là lúc tanker bảo vệ đối thủ, lúc support hồi máu, và những người dồn sát thương cố tìm cách cấu rỉa địch để loại bỏ những thành phần trụ cột của đội bên kia. Rồi đến khi xử xong tanker và hỗ trợ, mấy thanh niên cầm Genji, Reaper hay Tracer cũng hết nguồn bảo vệ. Việc còn lại là nhờ kỹ năng của những đồng đội dồn sát thương để đẩy cả đội về phía trước.

Tinhte_OW7.jpg

Bước ngoặt trận đấu diễn ra khi một damage dealer tìm được đường ngách để đánh úp đối thủ từ phía sau, hoặc khi những tanker và hồi máu mở chiêu cuối. Hoặc cũng có lúc, một người phát hiện ra hôm ấy cầm một tướng không hợp, đổi sang tướng khác và vô tình lật ngược thế cờ vì thay đổi ấy quá phù hơp với nhịp độ trận đấu. Đấy là hôm mình cầm Mercy xong đổi sang Lucio hồi máu cho tất cả đồng đội xung quanh.


Bản thân việc thay đổi từ 6 vs 6 trở thành 5 vs 5 cũng khiến Overwatch vừa dễ chơi hơn, giúp anh em không bị chóng mặt bởi cả dàn tướng dồn sát thương bên đối thủ. Nhưng cùng lúc, vì mất đi một thành viên, 5 vs 5 cũng đòi hỏi anh em chú trọng vai trò của bản thân và đồng đội hơn. Team vẫn cần đủ 3 loại tướng kể trên, và phải nhìn đồng đội để pick tướng.

Vấn đề là để lôi kéo người cũ trở lại, và người mới đến với Overwatch 2, phải có thứ gì đó mới mẻ. Overwatch 2, ngoài vài bản đồ mới, ba vị tướng vừa lạ vừa quen, và nền tảng đồ họa chi tiết ấn tượng hơn, về cơ bản không làm được điều đó. Cho dù có thay đổi meta thành 5 đấu 5, thì bản chất cách chơi của game vẫn vậy.

Tinhte_OW8.jpg

Đồng ý một điều, những trận đấu trong Overwatch vẫn vui, nếu anh em nắm vững cách điều khiển mọi vị tướng, hoặc chơi tốt vị tướng “tủ”, nhưng cái cảm giác try hard đôi khi vẫn tồn tại, nhất là trong những trận đấu bình thường không xếp hạng. Anh em đôi khi sẽ gặp những gosu tay to bên Thái hay bên Hàn Quốc, ngắm không trượt đi đâu được, canh thời gian xài skill đến mức không làm cách nào để chống lại. Lúc đấy thì cũng chỉ biết chơi cho xong trận rồi ra tìm game mới, hoặc ai cáu thì quit luôn ở chỗ đó, điều này rất thường gặp.

Vậy mới nói, Overwatch 2 giống như rất nhiều game eSports khác. Game rất dễ tiếp cận, cũng chỉ có vài nút để thi triển chiêu thức, còn lại mọi chuyện phụ thuộc vào tài ngắm bắn của anh em. Nhưng trần kỹ năng của những người chơi giỏi nhất thì luôn cách rất xa so với mặt bằng chung của cả cộng đồng người chơi.

Tinhte_OW10.jpg

Cũng phải thừa nhận rằng, Blizzard không thể liều lĩnh sửa những thứ họ đã bỏ ra quá nhiều thời gian để tinh chỉnh, để tạo ra trải nghiệm game công bằng nhất cho mọi người chơi. Đấy vẫn là điểm mạnh của Overwatch 2. Vài thay đổi nhỏ trong kỹ năng nhân vật cũng khiến Overwatch 2 có xu hướng “DOTA hóa”, khi một nhân vật có thể làm vài việc, chứ không bị bó buộc cứng nhắc trong vai trò ban đầu. Nhưng chính điều đó lại khiến vài vị tướng cũ có phần out-meta. Winston là một ví dụ. Còn Orisa thì chuyển hướng hoàn toàn, từ tanker thuần trở thành người dồn sát thương phụ.

Về mặt kinh doanh, Loot Box đầy tranh cãi, thứ đã khiến chính quyền nhiều nước chỉnh lại luật quản lý đồ ảo đã biến mất. Thay vào đó là Battle Pass giá 10 Đô, cùng chợ đồ ảo trong game, anh em không phải lo chuyện mở hòm may rủi nữa. Vả lại, hầu hết mọi game thành công nhất về mặt doanh thu hiện giờ đều là game miễn phí giờ chơi, nên cảm giác hướng đi này sẽ giúp ích cho Blizzard về lâu dài.

Tinhte_OW9.jpg

Tổng kết lại thì, Overwatch 2 giống Overwatch 1.8 hơn. Nó có đủ thay đổi để được coi là một hậu bản, nhưng không đủ đổi mới để gọi là “phần hai.” Và ở thời điểm này, khi làng game vẫn còn bị cuốn hút bởi battle royale hay mới hơn là Valorant, một thí nghiệm kết hợp giữa CS:GO và chính Overwatch của cha đẻ Liên Minh Huyền Thoại, thì vị trí của Overwatch 2 rất khác so với phiên bản tiền nhiệm ra mắt 6 năm về trước.

Việc ủ thứ men rượu đã khiến cả thế giới ngây ngất vào năm 2016, hoàn thiện nó để chơi vui hơn chính là thứ Blizzard đã làm được. Anh em vẫn còn yêu mến, vẫn còn gắn bó với Overwatch chắc chắn sẽ không thể bỏ qua tác phẩm mới. Còn với những người không có ý định đến với Overwatch 2, thì những thay đổi ấy cũng chẳng giúp ích được nhiều để thay đổi quan điểm của họ.

iphone 14, ip 14, iphonne 14 pro max, ip 14 pro max,  14 pro max,  14 promax,  iphone 14 pro,  14 pro,  ip 14 pro, 13 pro max , 13 promaxiphone 13 pro maxiphone 13 proip 13 pro max, iphone 13 pro13 pro, ip 13 pro, iphone 13ip 13iphone 12 pro maxip 12 pro max12 pro max , iphone 12 proip 12 proiphone 12, ip 1211 pro max, iphone 11 pro maxip 11 pro max11 proiphone 11 proip 11 proiphone 11ip 11, xs maxiphone xs max, ip xs maxiphone xsip xs8plusiphone 8 plus

Cùng chuyên mục
Mẹo Thi Tiếng Anh: Làm Thế Nào Để Đạt Điểm Cao?
02-05-2024 16:22

Tầm quan trọng của tiếng Anh và mục tiêu của bài viết

Tầm quan trọng của Tiếng Anh
Tầm quan trọng của Tiếng Anh

Kỳ thi tiếng Anh không chỉ là một phần thi trong chương trình học mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp và học tập quốc tế. Với sự toàn cầu hóa và tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh trong giao tiếp chuyên nghiệp, việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh có thể tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các học sinh và người lao động trên toàn cầu.

Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các mẹo và chiến lược thi tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn không chỉ cải thiện điểm số mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp chuẩn bị, kỹ thuật làm bài, và cách thức để xử lý áp lực trong khi thi, nhằm giúp bạn tiếp cận kỳ thi một cách tự tin và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Bằng cách áp dụng những mẹo và chiến lược được trình bày, bạn sẽ có thể không chỉ đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiếng Anh mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ lâu dài, hỗ trợ cho sự nghiệp học tập và làm việc quốc tế của mình.

Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị trước khi thi
Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tiếng Anh không chỉ là về mặt kiến thức mà còn về kỹ năng ứng dụng. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tăng cường khả năng và sự tự tin trước khi bước vào phòng thi:

Ôn tập ngữ pháp và từ vựng:

  • Ngữ pháp: Đây là nền tảng của tiếng Anh, và bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Hãy dành thời gian ôn tập các cấu trúc ngữ pháp chính và luyện tập chúng qua các bài tập.
  • Từ vựng: Mở rộng vốn từ là chìa khóa để hiểu và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng. Sử dụng các ứng dụng học từ vựng, thẻ ghi nhớ và đọc báo tiếng Anh để làm quen với từ mới.

Luyện nghe và phát âm:

  • Kỹ năng nghe: Luyện nghe thường xuyên qua các bản tin, podcast, hoặc xem phim tiếng Anh với phụ đề. Điều này giúp bạn cải thiện khả năng phân biệt âm và ngữ điệu, từ đó nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ.
  • Phát âm: Thực hành phát âm đúng là rất quan trọng, đặc biệt nếu kỳ thi của bạn có phần thi nói. Sử dụng các tài nguyên trực tuyến và ghi âm giọng nói của bạn để phân tích và cải thiện.

Kỹ năng đọc hiểu:

  • Tăng tốc độ đọc: Thực hành đọc nhanh mà không mất đi sự chính xác là kỹ năng quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong phần thi đọc hiểu.
  • Phương pháp đọc: Áp dụng kỹ thuật đọc như skim (đọc lướt) và scan (đọc tìm thông tin cụ thể) để nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết trong bài đọc.

Kỹ thuật làm bài thi

1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh
1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh

Khi đã vào phòng thi, việc áp dụng những kỹ thuật thi cụ thể và hiệu quả sẽ giúp bạn tối đa hóa điểm số. Sau đây là một số kỹ thuật thi mà bạn nên thực hiện:

Quản lý thời gian:

  • Chiến lược phân bổ thời gian: Để đảm bảo bạn có đủ thời gian cho các phần khó hơn, hãy phân chia thời gian cụ thể cho từng phần của bài thi. Bắt đầu với các câu hỏi bạn cảm thấy dễ nhất để nhanh chóng giành được điểm.
  • Giám sát thời gian khi làm bài: Luôn giữ ý thức về thời gian còn lại trong suốt quá trình làm bài. Điều này giúp bạn cân bằng giữa việc hoàn thành bài thi và dành thời gian để kiểm tra lại các câu trả lời.

Kỹ thuật trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

  • Loại trừ câu trả lời sai: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm, hãy dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ các phương án rõ ràng không đúng, từ đó tăng cơ hội chọn được câu trả lời chính xác.
  • Đánh dấu câu hỏi để xem xét lại: Nếu bạn không chắc chắn về một câu hỏi nào đó, hãy đánh dấu và quay lại nếu còn thời gian sau khi đã hoàn thành các câu hỏi khác.

Viết luận và thực hành nói:

  • Kỹ năng viết luận: Đảm bảo rằng luận điểm chính của bạn rõ ràng và được hỗ trợ bằng các dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng các đoạn văn có cấu trúc tốt, bao gồm mở bài, thân bài, và kết luận.
  • Kỹ năng nói: Trong phần thi nói, hãy tập trung vào việc phát âm rõ ràng và tự nhiên, duy trì sự liên kết giữa các ý. Thực hành trước với các chủ đề đa dạng để bạn có thể tự tin trình bày trong mọi tình huống.

Mẹo thi cụ thể

Để tối đa hóa hiệu quả khi thi tiếng Anh, việc áp dụng các mẹo thi cụ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của mình và đạt điểm số cao. Dưới đây là một số mẹo thi cụ thể mà bạn có thể thực hiện:

Sử dụng phương pháp ELI5 (Explain It Like I'm 5):

  • Khi phải giải thích các khái niệm phức tạp trong bài thi nói hoặc viết, hãy cố gắng đơn giản hóa chúng như thể bạn đang giải thích cho một đứa trẻ 5 tuổi. Điều này không chỉ giúp người chấm thi dễ hiểu ý bạn hơn mà còn thể hiện khả năng bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và rõ ràng.

Luyện tập với đề thi mẫu:

  • Thực hành là chìa khóa để thành công. Luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu để quen với định dạng và các loại câu hỏi thường gặp. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tự tin khi bạn thực sự bước vào phòng thi.

Cách xử lý áp lực và giữ tâm lý ổn định:

  • Kỳ thi có thể gây ra nhiều áp lực, vì vậy việc giữ cho tâm lý ổn định là rất quan trọng. Hãy thực hiện các bài tập thở sâu, tập trung vào quá trình học tập chứ không chỉ là kết quả, và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trước ngày thi.

Áp dụng những mẹo này không chỉ giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với kỳ thi tiếng Anh mà còn giúp bạn phát triển lâu dài các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho sự nghiệp học tập và làm việc trong tương lai.

Sau khi thi

Sau khi hoàn thành kỳ thi tiếng Anh, việc đánh giá lại bài làm và chuẩn bị cho các bước tiếp theo là rất quan trọng. Dưới đây là những bước bạn nên thực hiện sau khi thi:

  1. Đánh giá bài làm:

    • Kiểm tra lại bài làm của bạn để xem bạn đã trả lời đúng các câu hỏi hay chưa và có mắc phải các lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không.
    • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bài làm của bạn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các kỳ thi sau.
  2. Chuẩn bị cho các bước tiếp theo:

    • Xem xét kết quả và quyết định các bước tiếp theo dựa trên điểm số và mục tiêu cá nhân của bạn.
    • Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình, hãy tìm hiểu nguyên nhân và xem xét cách cải thiện kỹ năng của mình. Có thể bạn cần tham gia các khóa học, tìm kiếm nguồn tài liệu mới, hoặc tăng cường lịch trình học tập.

Việc đánh giá và học hỏi từ kỳ thi là quan trọng để bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng của mình. Hãy dùng kết quả của mình như một cơ hội để tiếp tục phát triển và tiến bộ trong hành trình học tập của mình.

 

0.06768 sec| 2151.617 kb