Wi-Fi chậm và không ổn định, hãy thử cải thiện từ cách đơn giản đến mất phí

Tin công nghệ
|   Thứ 5, 01/01/1970 | 08:00
Nếu anh em gặp rắc rối với Wi - Fi tại nhà hoặc công ty, nhất là tình trạng sóng yếu, chập chờn, đứt kết nối... thì khả năng cao là do tín hiệu không dây được truyền đến thiết bị chưa ổn định. Có nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề này, từ nhiễu sóng, kết cấu tòa nhà, tường chắn đến khả năng của chính router. Phương án giải quyết có thể áp dụng gồm di chuyển vị trí router, sử dụng Wi-Fi repeater/extender hoặc đổi sang thiết lập mạng mesh , vậy sự khác biệt và ưu thế giữa chúng là gì?

Wi-Fi chậm và không ổn định, hãy thử cải thiện từ cách đơn giản đến mất phí

Nếu anh em gặp rắc rối với Wi - Fi tại nhà hoặc công ty, nhất là tình trạng sóng yếu, chập chờn, đứt kết nối... thì khả năng cao là do tín hiệu không dây được truyền đến thiết bị chưa ổn định. Có nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề này, từ nhiễu sóng, kết cấu tòa nhà, tường chắn đến khả năng của chính router. Phương án giải quyết có thể áp dụng gồm di chuyển vị trí router, sử dụng Wi-Fi repeater/extender hoặc đổi sang thiết lập mạng mesh , vậy sự khác biệt và ưu thế giữa chúng là gì?

Đầu tiên, hãy thử thay đổi vị trí đặt router


Trước khi nghĩ đến chuyện mua thiết bị phụ trợ để tăng cường sóng không dây, anh em hãy thử qua cách đơn giản và không tốn kém - chuyển vị trí đặt router. Về lý thuyết, vị trí tối ưu nhất khi đặt router Wi-Fi là ở trung tâm phần không gian muốn phủ sóng. Bộ định tuyến sẽ phát Wi-Fi ra 1 không gian hình cầu, với bán kính tùy vào sức mạnh của antenna và những thiết kế, công nghệ khác trên sản phẩm. Dù vậy trong môi trường nhà ở hay công ty, việc có điểm đặt router tối ưu thường khá khó, do chính nhu cầu thẩm mỹ chung (đi dây, vị trí lắp đặt...). Ngoài ra, khả năng xuyên tường của sóng Wi-Fi cũng là 1 yếu tố cần phải tính toán tùy theo cấu trúc hạ tầng. Vị trí trung tâm không gian đôi khi không hẳn tốt nhất, chẳng hạn như nửa sau của ngôi nhà có nhiều tường, vật chắn và phòng hơn nửa trước, khi đó đặt lệch router về nửa sau sẽ tốt hơn.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-1.jpg

Nếu (và thường là như vậy) xung quanh ngôi nhà của anh em có quá nhiều mạng không dây cùng phát sóng, khả năng chúng bị nhiễu là rất lớn. Phổ biến hiện tại vẫn là băng tần 2.4 GHz với khả năng xuyên tường tốt, khoảng cách xa, nhưng hạn chế về lượng kênh (từ kênh 1 đến 13, kênh 14 chỉ ở Nhật Bản). Anh em có thể truy cập vào thiết lập router và chọn 1 kênh phát sóng 2.4 GHz khác để xem thử liệu mạng có ổn định hơn hay không. Anh em có thể cài đặt các ứng dụng phân tích mạng không dây trên Google Play Store để kiểm tra xem kênh nào còn trống hoặc ít sử dụng nhất để chuyển đổi.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-5.png

Một điểm cần lưu ý nữa là các modem/router đi kèm khi anh em lắp đặt mạng Internet từ ISP thì có chất lượng khá tệ. Nếu chỉ sử dụng với vài thiết bị đầu cuối và không gian nhỏ hẹp thì vẫn được, nhưng nếu nhà rộng hơn, nhiều thiết bị hơn và thường dùng nhiều băng thông, các modem/router này không đáp ứng nổi. Lý do là chất lượng của các antenna tích hợp không tốt, giải pháp tản nhiệt bên trong kém dẫn đến con chip và cả thiết bị quá nóng, giảm hiệu năng và cả đứt kết nối ngẫu nhiên. Thông thường, mình chỉ sử dụng modem do ISP cấp để làm nhiệm vụ Bridge, chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu điện, hoặc nhiều lắm là quay số kết nối mạng thôi, phát sóng không dây sẽ chuyển qua router rời.


Sau khi đã thay đổi vị trí router tốt nhất có thể, đổi kênh phát sóng mà tình hình mạng không dây vẫn chưa cải thiện, anh em có thể nghĩ đến 2 giải pháp khác gồm Wi-Fi repeater/extender và mạng mesh.

Wi-Fi repeater/extender


Wi-Fi repeater/extender/booster về cơ bản có chức năng tương tự nhau, dùng để mở rộng phạm vi phủ sóng của mạng không dây. Các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế lẫn nhau, dù đôi lúc chúng cũng có một ít khác biệt. Wi-Fi booster mở rộng không gian phủ sóng bằng cách tăng hoặc khuếch đại cường độ tín hiệu Wi-Fi, biến tín hiệu yếu thành tín hiệu mạnh hơn để cho phép kết nối nhiều thiết bị hơn. Trong khi đó Wi-Fi repeater/extender sẽ nhận tín hiệu Wi-Fi từ router chính rồi phát lại tín hiệu đó để tạo thành 1 mạng không dây thứ 2 - bản sao của mạng gốc. Xét ở khía cạnh kỹ thuật thì Wi-Fi repeater lặp lại tín hiệu mà không can thiệp hay sửa đổi về thiết lập (SSID, password...), nhưng sóng sau khi phát ra vẫn là 1 mạng không dây khác, dù nó giống hoàn toàn mạng gốc.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-3.png

Wi-Fi repeater có cấu tạo gồm 2 router tích hợp chung với nhau, trong đó 1 router có nhiệm vụ thu tín hiệu gốc và router còn lại phát ra tín hiệu copy. Những mẫu Wi-Fi repeater 1 băng tần (single band) sẽ có băng thông còn 1/2, vì chúng sử dụng 1 kênh cho cả nhận và phát lại các gói dữ liệu; trong khi sản phẩm 2 băng tần (dual band), băng thông cũng hao hụt nhưng ít hơn, vì 1 kênh dùng để liên lạc, kết nối giữa router chính và repeater, trong khi kênh còn lại dành cho người dùng.

Có 1 biến thể của Wi-Fi extender là Powerline Extender, sử dụng chính hệ thống đường dây điện trong nhà để truyền dẫn tín hiệu mạng. Điều này sẽ hạn chế được khuyết điểm hao hụt băng thông không dây khi sử dụng extender qua Wi-Fi, đồng thời cũng linh hoạt hơn trong vị trí lắp đặt hay cần di chuyển. Cài đặt Wi-Fi repeater/extender khá đơn giản, anh em chỉ cần cấp nguồn, truy cập vào thiết bị mở rộng sóng và tiến hành kết nối với mạng Wi-Fi chính là xong.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-4.png

Như mình đã đề cập, dù repeater/extender đều mở rộng vùng phủ sóng bằng cách phát lại tín hiệu sau khi copy, nghĩa là về lý thuyết không có gì khác biệt với mạng gốc, nhưng nó vẫn là 2 mạng Wi-Fi khác nhau. Khi di chuyển đến những vị trí xa trung tâm, anh em phải thao tác kết nối lại với mạng của repeater/extender bằng tay (mật khẩu không đổi). Nếu cảm thấy quá phiền, anh em có thể chuyển sang giải pháp mất nhiều tiền hơn, nhưng bù lại vô cùng thoải mái - mesh network.

Mạng mesh


Mesh network không mới, chúng chỉ mới với người dùng cuối trong vài năm trở lại đây thôi, còn trong doanh nghiệp đã ứng dụng từ lâu. Wi-Fi mesh là 1 hệ thống Wi-Fi gồm nhiều node kết nối ngang hàng với nhau, tạo ra vùng phủ sóng rộng lớn hơn, loại bỏ các điểm chết và cung cấp trải nghiệm mạng không dây liền mạch. Các hãng sản xuất bán hệ thống mesh theo gói 1-pack, 2-pack hoặc 3-pack hay nhiều hơn tùy nhu cầu khách hàng, trong đó gồm 1, 2 hay 3 node (access point) có chức năng tương đương nhau. Trong thiết lập mạng mesh, mỗi node đều có thể trở thành node chính, đồng thời cũng là node phụ. Node chính là chỉ node được kết nối trực tiếp với nguồn tín hiệu, trong khi các node con sẽ liên kết qua node chính và lẫn nhau. Dù anh em có thể mua 1 node trước để sẵn sàng nâng cấp về sau, nhưng đó không thể gọi là mạng mesh vì mesh cần ít nhất 2 node.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-6.jpeg

Ưu điểm rất quan trọng của Wi-Fi mesh là dù có thể mở rộng ra đến hàng chục node nhỏ để bao phủ vùng không gian rất dài và rộng, nhưng khi ở trong khu vực phủ sóng đó, thiết bị đầu cuối sẽ luôn có kết nối không dây liền mạch. Nghĩa là anh em không cần phải tự tay thay đổi mạng, không cần quan tâm đang ở gần node nào, tất cả sự chuyển đổi là tự động. Việc chuyển đổi sang vùng phủ sóng của từng node là rất nhanh với độ trễ không đáng kể, tuy nhiên nếu anh em đang sử dụng các ứng dụng đang kết nối mạng liên tục thì sẽ nhận ra được thời điểm mà chuyển đổi xảy ra (hand-off), chúng ta sẽ bị mất tín hiệu trong thời gian cực ngắn. Các node trong mesh network kết nối lẫn nhau qua Wi-Fi hoặc dây cáp LAN, nhưng nếu sử dụng Wi-Fi, băng thông vẫn sẽ giảm 1/2 đối với các sản phẩm Wi-Fi mesh giá rẻ chỉ có 1 băng tần. Những thiết bị cao cấp và đắt tiền sẽ trang bị 2 thậm chí 3 băng tần, trong đó 2 băng tần cho người dùng và 1 băng tần backhaul cho các node.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-7.jpg

Hầu hết các bộ sản phẩm Wi-Fi mesh đều có thiết lập đơn giản. Anh em chỉ cần chọn vị trí đặt node phù hợp, cấp nguồn, kết nối node chính với modem/router là xong. Thiết lập phụ thêm có thể là tên SSID, mật khẩu, các tính năng nâng cao như Parental Control, Guest Network... Giả sử anh em đang sử dụng modem/router của ISP cung cấp và trang bị Wi-Fi mesh, anh em hãy thiết lập cho modem/router trở thành Bridge hoặc quay số kết nối, còn lại phát Wi-Fi chuyển hẳn sang mesh, như vậy sẽ ổn định và nhanh hơn, giảm tải cho modem. Hiện tại mình đang sử dụng giải pháp này tại nhà và cảm thấy rất hài lòng, từ tầng trệt lên đến tầng 2, ra sân thượng đều đầy vạch sóng, chỉ việc sử dụng thôi, không còn phải chuyển đổi mạng như ngày xưa dùng repeater nữa.

Điểm yếu của mesh vẫn có, đó là giá thành. Dù mức độ phổ biến đã tăng hơn và có nhiều lựa chọn hơn, nhưng để sử dụng được mesh thì chi phí bỏ ra vẫn lớn hơn kiểu router + repeater. Nếu anh em có thể chấp nhận đầu tư cao hơn thì kết quả nhận lại đảm bảo sẽ hài lòng hơn nhiều, chưa kể khả năng mở rộng trong tương lai cũng dễ dàng hơn.

iphone 14, ip 14, iphonne 14 pro max, ip 14 pro max,  14 pro max,  14 promax,  iphone 14 pro,  14 pro,  ip 14 pro, 13 pro max , 13 promaxiphone 13 pro maxiphone 13 proip 13 pro max, iphone 13 pro13 pro, ip 13 pro, iphone 13ip 13iphone 12 pro maxip 12 pro max12 pro max , iphone 12 proip 12 proiphone 12, ip 1211 pro max, iphone 11 pro maxip 11 pro max11 proiphone 11 proip 11 proiphone 11ip 11, xs maxiphone xs max, ip xs maxiphone xsip xs8plusiphone 8 plus

Cùng chuyên mục
Mẹo Thi Tiếng Anh: Làm Thế Nào Để Đạt Điểm Cao?
02-05-2024 16:22

Tầm quan trọng của tiếng Anh và mục tiêu của bài viết

Tầm quan trọng của Tiếng Anh
Tầm quan trọng của Tiếng Anh

Kỳ thi tiếng Anh không chỉ là một phần thi trong chương trình học mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp và học tập quốc tế. Với sự toàn cầu hóa và tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh trong giao tiếp chuyên nghiệp, việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh có thể tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các học sinh và người lao động trên toàn cầu.

Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các mẹo và chiến lược thi tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn không chỉ cải thiện điểm số mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp chuẩn bị, kỹ thuật làm bài, và cách thức để xử lý áp lực trong khi thi, nhằm giúp bạn tiếp cận kỳ thi một cách tự tin và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Bằng cách áp dụng những mẹo và chiến lược được trình bày, bạn sẽ có thể không chỉ đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiếng Anh mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ lâu dài, hỗ trợ cho sự nghiệp học tập và làm việc quốc tế của mình.

Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị trước khi thi
Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tiếng Anh không chỉ là về mặt kiến thức mà còn về kỹ năng ứng dụng. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tăng cường khả năng và sự tự tin trước khi bước vào phòng thi:

Ôn tập ngữ pháp và từ vựng:

  • Ngữ pháp: Đây là nền tảng của tiếng Anh, và bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Hãy dành thời gian ôn tập các cấu trúc ngữ pháp chính và luyện tập chúng qua các bài tập.
  • Từ vựng: Mở rộng vốn từ là chìa khóa để hiểu và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng. Sử dụng các ứng dụng học từ vựng, thẻ ghi nhớ và đọc báo tiếng Anh để làm quen với từ mới.

Luyện nghe và phát âm:

  • Kỹ năng nghe: Luyện nghe thường xuyên qua các bản tin, podcast, hoặc xem phim tiếng Anh với phụ đề. Điều này giúp bạn cải thiện khả năng phân biệt âm và ngữ điệu, từ đó nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ.
  • Phát âm: Thực hành phát âm đúng là rất quan trọng, đặc biệt nếu kỳ thi của bạn có phần thi nói. Sử dụng các tài nguyên trực tuyến và ghi âm giọng nói của bạn để phân tích và cải thiện.

Kỹ năng đọc hiểu:

  • Tăng tốc độ đọc: Thực hành đọc nhanh mà không mất đi sự chính xác là kỹ năng quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong phần thi đọc hiểu.
  • Phương pháp đọc: Áp dụng kỹ thuật đọc như skim (đọc lướt) và scan (đọc tìm thông tin cụ thể) để nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết trong bài đọc.

Kỹ thuật làm bài thi

1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh
1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh

Khi đã vào phòng thi, việc áp dụng những kỹ thuật thi cụ thể và hiệu quả sẽ giúp bạn tối đa hóa điểm số. Sau đây là một số kỹ thuật thi mà bạn nên thực hiện:

Quản lý thời gian:

  • Chiến lược phân bổ thời gian: Để đảm bảo bạn có đủ thời gian cho các phần khó hơn, hãy phân chia thời gian cụ thể cho từng phần của bài thi. Bắt đầu với các câu hỏi bạn cảm thấy dễ nhất để nhanh chóng giành được điểm.
  • Giám sát thời gian khi làm bài: Luôn giữ ý thức về thời gian còn lại trong suốt quá trình làm bài. Điều này giúp bạn cân bằng giữa việc hoàn thành bài thi và dành thời gian để kiểm tra lại các câu trả lời.

Kỹ thuật trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

  • Loại trừ câu trả lời sai: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm, hãy dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ các phương án rõ ràng không đúng, từ đó tăng cơ hội chọn được câu trả lời chính xác.
  • Đánh dấu câu hỏi để xem xét lại: Nếu bạn không chắc chắn về một câu hỏi nào đó, hãy đánh dấu và quay lại nếu còn thời gian sau khi đã hoàn thành các câu hỏi khác.

Viết luận và thực hành nói:

  • Kỹ năng viết luận: Đảm bảo rằng luận điểm chính của bạn rõ ràng và được hỗ trợ bằng các dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng các đoạn văn có cấu trúc tốt, bao gồm mở bài, thân bài, và kết luận.
  • Kỹ năng nói: Trong phần thi nói, hãy tập trung vào việc phát âm rõ ràng và tự nhiên, duy trì sự liên kết giữa các ý. Thực hành trước với các chủ đề đa dạng để bạn có thể tự tin trình bày trong mọi tình huống.

Mẹo thi cụ thể

Để tối đa hóa hiệu quả khi thi tiếng Anh, việc áp dụng các mẹo thi cụ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của mình và đạt điểm số cao. Dưới đây là một số mẹo thi cụ thể mà bạn có thể thực hiện:

Sử dụng phương pháp ELI5 (Explain It Like I'm 5):

  • Khi phải giải thích các khái niệm phức tạp trong bài thi nói hoặc viết, hãy cố gắng đơn giản hóa chúng như thể bạn đang giải thích cho một đứa trẻ 5 tuổi. Điều này không chỉ giúp người chấm thi dễ hiểu ý bạn hơn mà còn thể hiện khả năng bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và rõ ràng.

Luyện tập với đề thi mẫu:

  • Thực hành là chìa khóa để thành công. Luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu để quen với định dạng và các loại câu hỏi thường gặp. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tự tin khi bạn thực sự bước vào phòng thi.

Cách xử lý áp lực và giữ tâm lý ổn định:

  • Kỳ thi có thể gây ra nhiều áp lực, vì vậy việc giữ cho tâm lý ổn định là rất quan trọng. Hãy thực hiện các bài tập thở sâu, tập trung vào quá trình học tập chứ không chỉ là kết quả, và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trước ngày thi.

Áp dụng những mẹo này không chỉ giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với kỳ thi tiếng Anh mà còn giúp bạn phát triển lâu dài các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho sự nghiệp học tập và làm việc trong tương lai.

Sau khi thi

Sau khi hoàn thành kỳ thi tiếng Anh, việc đánh giá lại bài làm và chuẩn bị cho các bước tiếp theo là rất quan trọng. Dưới đây là những bước bạn nên thực hiện sau khi thi:

  1. Đánh giá bài làm:

    • Kiểm tra lại bài làm của bạn để xem bạn đã trả lời đúng các câu hỏi hay chưa và có mắc phải các lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không.
    • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bài làm của bạn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các kỳ thi sau.
  2. Chuẩn bị cho các bước tiếp theo:

    • Xem xét kết quả và quyết định các bước tiếp theo dựa trên điểm số và mục tiêu cá nhân của bạn.
    • Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình, hãy tìm hiểu nguyên nhân và xem xét cách cải thiện kỹ năng của mình. Có thể bạn cần tham gia các khóa học, tìm kiếm nguồn tài liệu mới, hoặc tăng cường lịch trình học tập.

Việc đánh giá và học hỏi từ kỳ thi là quan trọng để bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng của mình. Hãy dùng kết quả của mình như một cơ hội để tiếp tục phát triển và tiến bộ trong hành trình học tập của mình.

 

0.07447 sec| 2156.242 kb