Tổng hợp các lỗi khi Restore iPhone, Restore iPhone thường gặp lỗi nào?

Tin công nghệ
|   Thứ 5, 01/01/1970 | 08:00
Mỗi khi restore thiết bị iOS bằng máy tính, không phải lúc nào mọi việc cũng được thực hiện hoàn hảo, mà sẽ có những trường hợp dính lỗi.

Trên thực tế việc Restore iPhone dành cho người mới sẽ thực sự là một trở ngại. Do vậy chúng ta không thể không nói đến các trường hợp lỗi phát sinh. Tuy nhiên phần lớn những giải pháp dưới đây đều đã được Apple công khai và hướng dẫn cách giải quyết, các bạn hay bookmark lại và Ctrl/Command + F để tìm đúng mã lỗi mà mình đang mắc phải nhé!

Hãy cùng MSmobile chúng tôi tổng hợp lại tất cả các mã lỗi trong quá trình Restore chiếc iPhone của mình nhé

1. Các mã lỗi bằng chữ

1.1. ”The iphone ‘XXYYZZ’ cannot be restored at this time because the iphone software server could not be contacted or is temporary unavailable.” Hay “There was a problem downloading the software for the iphone ‘XXYYZZ’ the requested resource was not found”

Lỗi này do Itunes không connect được với server khi restore .

Cách khắc phục: có 2 nguyên nhân.

- Không thể kết nối với internet > kiểm tra lại đường truyền

- Đã chỉnh sửa file hosts > kiểm tra lại file hosts, nếu có dòng 127.0.0.1 gs.apple.com thì phải xoá đi.

1.2. “The iPhone ‘XXYYZZ’ could not be restored because the firmware file is not compatible”.

Lỗi này do cài đặt firmware không đúng với đời máy iPhone.

Khắc phục: Kiểm tra và tải lại FW cho chính xác.

1.3. “The iphone ‘XXYYZZ’ could not be restored. This devive isn't eligible for the requested build.”

Lỗi này xảy ra khi hạ cấp FW mà không có hoặc xuất chưa đúng file SHSH.

Khắc phục: Kiểm tra lại file SHSH

1.4. “There was a problem downloading the software for the iPhone ‘XXXXXXX’ the network connection was reset, make sure your network settings are correct and your network connection is active, or try again later.”

khắc phục: Tắt antiviruts và windows/security firewall trong quá trình hoặc restore

Tổng hợp các lỗi khi Restore iPhone, Restore iPhone thường gặp lỗi nào?

2. Các mã lỗi bằng số

2.1. Lỗi 17, 1638, 3000, 3013, 3015, 3200. Có thể kèm theo lời nhắn “There was a problem downloading the software”, “The device isn’t eligible for the requested build.”

Điều này có nghĩa máy tính của bạn đang gặp khó khăn trong việc liên lạc với máy chủ cập nhật của Apple.

Giải pháp là hãy kiểm tra lại máy tính của bạn, xem có chứa phần mềm hoặc tuỳ chỉnh nào có thể làm gián đoạn giao tiếp mạng hay không và tắt chúng đi, có thể là phần mềm anti-virus, tường lửa hoặc chế độ tiết kiệm năng lượng.

2.2. Lỗi 2, 4, 9006

Đôi khi phần mềm bảo mật có thể ngăn cản việc giao tiếp giữa thiết bị của bạn đến máy chủ cập nhật của Apple.

Hãy kiểm tra phần mềm bảo mật có trên máy tính và các thiết lập, nếu vẫn còn báo lỗi, bạn tiếp tục kiểm tra đến kết nối USB.

2.3. Lỗi 1643-1650, 2009, 4005, 4014.Kèm thông báo “invalid response”.

Đây là lỗi do kết nối USB giữa điện thoại và máy tính của bạn bị gián đoạn.

Một số giải pháp các bạn có thể thử:

- Sử dụng cáp USB theo máy, hoặc một cáp USB chính hãng Apple khác.

- Cắm cáp vào cổng USB trực tiếp phía sau CPU, không ghim cổng phụ.

- Đổi máy tính khác.

2.4. Lỗi 11, 12, 16, 26, 27, 35, 36, 37, , 53, 56, 1011, 1012, 1667 hoặc 1669

- Thiết bị hoặc máy tính của bạn có thể gặp một vấn đề phần cứng khiến cho quá trình restore không thể tiếp tục.

- Kiểm tra xem phần mềm bảo mật và các thiết lập có cho phép thiết bị giao tiếp với các máy chủ cập nhật của Apple .

- Thử restore lại thiết bị iOS vài lần với dây cáp, máy tính và tình trạng mạng tốt nhất.

2.5. Lỗi 1015 kèm thông báo "The required resource can’t be found."

Những lỗi này có thể xuất hiện do:

- Phiên bản iTunes đã lỗi thời. Hãy cập nhật phiên bản mới nhất của iTunes, sau đó bạn restore lại lần nữa.

- Điện thoại của bạn đang sử dụng phiên bản iOS beta.

- Bạn đang cài đặt phiên bản thấp hơn iOS hiện thời (hạ cấp).

- iPhone bạn đã jailbreak

Và giải pháp chung là hãy Restore sau khi iPhone đã được đưa về chế độ Recovery.

Tổng hợp các lỗi khi Restore iPhone, Restore iPhone thường gặp lỗi nào?

2.6. Lỗi -50, -35: Xóa toàn bộ iTunes và cài đặt lại.

2.7. Lỗi 1 và 6: Cắm vào cổng USB khác hoặc iTunes lên bản mới nhất, restart máy tính. Vẫn không thành công thì thử restore bằng máy tính khác.

2.8. Lỗi 9: Máy không đủ dung lượng pin yêu cầu.

Khắc phục: Các bạn sạc pin trên 50% rồi restore lại, nếu vẫn bị báo lỗi 9 thì phải thay pin.

2.9. Lỗi 10: phiên bản iTunes thấp hơn yêu cầu của Firmware

Khắc phục: Cập nhất phiên bản iTunes lên phiên bản mới.

2.10. Lỗi 11: Do chưa đưa đúng về chế độ DFU

Khắc phục: Chắc chắn bạn đã đưa máy về chế độ DFU đúng cách.

2.11. Lỗi 13, 14: Không tìm ra Firmware

Có thể FW bị lỗi, hoặc do FW không chạy trên hệ điều hành đang sử dụng.

Chú ý: Các bản FW Beta chỉ restore được ở DFU, nếu để chế độ bình thường hay Recovery cũng sẽ gặp lỗi 13, 14.

Khắc phục: xem lại FW có bị lỗi hay không. Xem lại chế độ máy khi restore có đúng theo yêu cầu hay chưa.

2.12. Lỗi 19: Tín hiệu kém giữa Itunes và iPhone

Khắc phục: Rút iPhone ra rồi cắm lại, có thể phải thay cáp.

2.13. Lỗi 20: Socket sạc bị hư hoặc cổng USB, hoặc dây cáp bị lỗi

Khắc phục: Thay socket hoặc cổng USB

2.14. Lỗi 21: không đưa iPhone về đúng chế độ DFU

Khắc phục: đưa máy về chế độ DFU đúng cách.

2.15. Lỗi 23: Pin iPhone đang gặp vấn đề, hoặc phần cứng nào đó bị lỗi.

2.16. Lỗi 28: Lỗi này thông thường là do phần cứng.

2.17. Lỗi 1002: Thử restore lại lần nữa, không được thì nên restore bằng máy tính khác.

2.18. Lỗi 1004, 1014, 1015, 1016: Lỗi này thường gặp khi hạ Firmware

Khắc phục: Chạy Tinyumbrella, bấm vào " Kick out of Recovery mode"

2.19. Lỗi 1050: không nhận đc tín hiệu từ Apple, dùng ireb để restore

2.20. Lỗi 1300: Version của iTune hiện tại chưa hỗ trợ firmware

Khắc phục: Cài lại iTune tương thích với firmware

2.21. Lỗi 14xx ( 1413,1415,1417,1418,1428 ): thay cổng USB, cài lại iTunes, restart máy tính

2.22. Lỗi 1428: Restart computer, đổi cổng USB.

2.22. Lỗi 1600: Xảy ra khi restore FW Custom mà để DFU Mode

Khắc phục: Chuyển qua chế độ Recovery khi restore FW Custom

2.23. Lỗi 1601: Chưa Active mà tiếp tục restore

Khắc phục: Dùng 1 sim nhà mạng máy để activate, sau đó mới restore tiếp.

2.24. Lỗi 1602: khởi động lại PC, hoặc đổi máy tính khác.

2.25. Lỗi 1603: Restart máy tính, đổi cổng USB, cài đặt lại Itunes.

2.26. Lỗi 1604: Xảy ra khi iPhone chưa được Jailbreak mà restore bản FW Custom.

Khắc phục: Restore lại FW gốc hoặc jailbeak máy để restore FW Custom.

Tổng hợp các lỗi khi Restore iPhone, Restore iPhone thường gặp lỗi nào?

2.27.Lỗi 1611: Nguyênnhân là do iTunes hoặc 1 số file liên quan tới iTunes.

Khắc phục: Xoá iTunes, restart máy tính và cài đặt lại iTunes.

2.28. Lỗi 1619: iTunes quá cũ và ko thể đọc được các file trong DFU mode và Recovery mode

Khắc phục: cập nhật iTunes lên bản mới nhất và thử làm lại.

2.29. Lỗi 16xx: Thường gặp khi restore bằng firmware custom

Khắc Phục: Dùng iREB để vượt qua lỗi này và sau đó dùng iTunes để restore máy.

2.30. Lỗi 1644: file IPSW bị di chuyển đi chỗ khác trong quá trình restore.

Khắc phục: để nguyên file IPSW trong quá trình restore

2.31. Lỗi 2001, 2006: Lỗi này do cổng USB, và cáp USB

Khắc phục : Kiểm tra lại cổng USB và cáp USB

2.32. Lỗi 2003: Thường gặp lúc chuẩn bị restore, lỗi này do nguồn từ máy tính thấp hơn iPhone.

Khắc phục: Chuyển sang ghim ở cổng USB sau CPU hay chuyển sang máy tính khác để restore.

2.33. Lỗi 2005: lỗi kết nối, có thể bị lỗi phần cứng

2.34. Lỗi 3004: Restore khi không có internet hoặc mất kết nối giữa chừng.

Khắc phục: Kiểm tra lại đường truyền và làm lại từ đầu.

2.35. Lỗi 9808: "We could not complete your iTunes Store request. An unknown error occured (-9808).

Khắc phục: Lỗi này chỉ do mất kết nối iTunes Store. Các bạn chỉ cần thử lại sau là được.

2.36. Lỗi 11222: Lỗi khi bạn cài chương trình bảo mật xung đột với iTunes

Khắc phục: Xoá chương trình đó ra và restore lại

2.37. Lỗi 20000: Lỗi do PC, cũng có thể bị lỗi trên iPhone khi tự reboot trong giai đoạn extracting firmware.

Khắc phục: làm lại từ đầu hoặc đổi máy tính khác.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào khác, hãy chia sẻ bằng cách Comment hoặc call tới số Hotline kỹ thuật 024 6689 2288 - 024 6680 2222 để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Cùng chuyên mục
Mẹo Thi Tiếng Anh: Làm Thế Nào Để Đạt Điểm Cao?
02-05-2024 16:22

Tầm quan trọng của tiếng Anh và mục tiêu của bài viết

Tầm quan trọng của Tiếng Anh
Tầm quan trọng của Tiếng Anh

Kỳ thi tiếng Anh không chỉ là một phần thi trong chương trình học mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp và học tập quốc tế. Với sự toàn cầu hóa và tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh trong giao tiếp chuyên nghiệp, việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh có thể tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các học sinh và người lao động trên toàn cầu.

Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các mẹo và chiến lược thi tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn không chỉ cải thiện điểm số mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp chuẩn bị, kỹ thuật làm bài, và cách thức để xử lý áp lực trong khi thi, nhằm giúp bạn tiếp cận kỳ thi một cách tự tin và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Bằng cách áp dụng những mẹo và chiến lược được trình bày, bạn sẽ có thể không chỉ đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiếng Anh mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ lâu dài, hỗ trợ cho sự nghiệp học tập và làm việc quốc tế của mình.

Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị trước khi thi
Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tiếng Anh không chỉ là về mặt kiến thức mà còn về kỹ năng ứng dụng. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tăng cường khả năng và sự tự tin trước khi bước vào phòng thi:

Ôn tập ngữ pháp và từ vựng:

  • Ngữ pháp: Đây là nền tảng của tiếng Anh, và bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Hãy dành thời gian ôn tập các cấu trúc ngữ pháp chính và luyện tập chúng qua các bài tập.
  • Từ vựng: Mở rộng vốn từ là chìa khóa để hiểu và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng. Sử dụng các ứng dụng học từ vựng, thẻ ghi nhớ và đọc báo tiếng Anh để làm quen với từ mới.

Luyện nghe và phát âm:

  • Kỹ năng nghe: Luyện nghe thường xuyên qua các bản tin, podcast, hoặc xem phim tiếng Anh với phụ đề. Điều này giúp bạn cải thiện khả năng phân biệt âm và ngữ điệu, từ đó nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ.
  • Phát âm: Thực hành phát âm đúng là rất quan trọng, đặc biệt nếu kỳ thi của bạn có phần thi nói. Sử dụng các tài nguyên trực tuyến và ghi âm giọng nói của bạn để phân tích và cải thiện.

Kỹ năng đọc hiểu:

  • Tăng tốc độ đọc: Thực hành đọc nhanh mà không mất đi sự chính xác là kỹ năng quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong phần thi đọc hiểu.
  • Phương pháp đọc: Áp dụng kỹ thuật đọc như skim (đọc lướt) và scan (đọc tìm thông tin cụ thể) để nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết trong bài đọc.

Kỹ thuật làm bài thi

1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh
1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh

Khi đã vào phòng thi, việc áp dụng những kỹ thuật thi cụ thể và hiệu quả sẽ giúp bạn tối đa hóa điểm số. Sau đây là một số kỹ thuật thi mà bạn nên thực hiện:

Quản lý thời gian:

  • Chiến lược phân bổ thời gian: Để đảm bảo bạn có đủ thời gian cho các phần khó hơn, hãy phân chia thời gian cụ thể cho từng phần của bài thi. Bắt đầu với các câu hỏi bạn cảm thấy dễ nhất để nhanh chóng giành được điểm.
  • Giám sát thời gian khi làm bài: Luôn giữ ý thức về thời gian còn lại trong suốt quá trình làm bài. Điều này giúp bạn cân bằng giữa việc hoàn thành bài thi và dành thời gian để kiểm tra lại các câu trả lời.

Kỹ thuật trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

  • Loại trừ câu trả lời sai: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm, hãy dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ các phương án rõ ràng không đúng, từ đó tăng cơ hội chọn được câu trả lời chính xác.
  • Đánh dấu câu hỏi để xem xét lại: Nếu bạn không chắc chắn về một câu hỏi nào đó, hãy đánh dấu và quay lại nếu còn thời gian sau khi đã hoàn thành các câu hỏi khác.

Viết luận và thực hành nói:

  • Kỹ năng viết luận: Đảm bảo rằng luận điểm chính của bạn rõ ràng và được hỗ trợ bằng các dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng các đoạn văn có cấu trúc tốt, bao gồm mở bài, thân bài, và kết luận.
  • Kỹ năng nói: Trong phần thi nói, hãy tập trung vào việc phát âm rõ ràng và tự nhiên, duy trì sự liên kết giữa các ý. Thực hành trước với các chủ đề đa dạng để bạn có thể tự tin trình bày trong mọi tình huống.

Mẹo thi cụ thể

Để tối đa hóa hiệu quả khi thi tiếng Anh, việc áp dụng các mẹo thi cụ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của mình và đạt điểm số cao. Dưới đây là một số mẹo thi cụ thể mà bạn có thể thực hiện:

Sử dụng phương pháp ELI5 (Explain It Like I'm 5):

  • Khi phải giải thích các khái niệm phức tạp trong bài thi nói hoặc viết, hãy cố gắng đơn giản hóa chúng như thể bạn đang giải thích cho một đứa trẻ 5 tuổi. Điều này không chỉ giúp người chấm thi dễ hiểu ý bạn hơn mà còn thể hiện khả năng bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và rõ ràng.

Luyện tập với đề thi mẫu:

  • Thực hành là chìa khóa để thành công. Luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu để quen với định dạng và các loại câu hỏi thường gặp. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tự tin khi bạn thực sự bước vào phòng thi.

Cách xử lý áp lực và giữ tâm lý ổn định:

  • Kỳ thi có thể gây ra nhiều áp lực, vì vậy việc giữ cho tâm lý ổn định là rất quan trọng. Hãy thực hiện các bài tập thở sâu, tập trung vào quá trình học tập chứ không chỉ là kết quả, và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trước ngày thi.

Áp dụng những mẹo này không chỉ giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với kỳ thi tiếng Anh mà còn giúp bạn phát triển lâu dài các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho sự nghiệp học tập và làm việc trong tương lai.

Sau khi thi

Sau khi hoàn thành kỳ thi tiếng Anh, việc đánh giá lại bài làm và chuẩn bị cho các bước tiếp theo là rất quan trọng. Dưới đây là những bước bạn nên thực hiện sau khi thi:

  1. Đánh giá bài làm:

    • Kiểm tra lại bài làm của bạn để xem bạn đã trả lời đúng các câu hỏi hay chưa và có mắc phải các lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không.
    • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bài làm của bạn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các kỳ thi sau.
  2. Chuẩn bị cho các bước tiếp theo:

    • Xem xét kết quả và quyết định các bước tiếp theo dựa trên điểm số và mục tiêu cá nhân của bạn.
    • Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình, hãy tìm hiểu nguyên nhân và xem xét cách cải thiện kỹ năng của mình. Có thể bạn cần tham gia các khóa học, tìm kiếm nguồn tài liệu mới, hoặc tăng cường lịch trình học tập.

Việc đánh giá và học hỏi từ kỳ thi là quan trọng để bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng của mình. Hãy dùng kết quả của mình như một cơ hội để tiếp tục phát triển và tiến bộ trong hành trình học tập của mình.

 

0.38578 sec| 2166.836 kb