Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

Tin công nghệ
|   Thứ 5, 01/01/1970 | 08:00
Apple đã ra mắt AirPods Pro hồi cuối năm ngoái nhưng mình tin rằng AirPods 2 vẫn là chiếc tai nghe được nhiều người sử dụng nhất bởi thiết kế dạng earbud dễ đeo của nó

1. Sạc không dây

Đây chính là quyết định bạn cần đưa ra trước khi mua AirPods. AirPods 2 có hai phiên bản khác nhau - một là dùng hộp sạc thường (159$) và một dùng hộp sạc không dây (199$). Nếu bạn cũng đang sử dụng iPhone 8 trở lên và có sẵn bộ sạc không dây chuẩn Qi, không có lý do gì mà bạn nên mua AirPods với hộp sạc thường cả, vì sạc không dây nó rất tiện lợi. Chỉ cần đặt nó lên đế và không cần cáp Lightning lằng nhằng với AirPods của bạn nữa.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

2. Gọi trợ lý ảo - “Hey Siri”

Với AirPods đời đầu, bạn có thể chạm hai lần vào một bên AirPod để nói chuyện với Siri. Bây giờ, bạn không cần phải làm điều đó nữa, chỉ cần nói “Hey Siri” và cố trợ lý ảo của bạn sẽ sẵn sàng phục vụ.

Bạn có thể yêu cầu Siri thay đổi âm lượng, chuyển bài hát hoặc thậm chí gọi cho một ai đó nếu tay bạn không tiện cầm điện thoại.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

3. Chuyển đổi thủ công giữa các thiết bị

AirPods 2 được trang bị con chip H1 hoàn toàn mới, nó nhanh hơn nhiều khi kết nối với các thiết bị và chuyển đổi giữa các thiết bị. Tuy nhiên, sẽ có lúc AirPods không tự kết nối hoặc chúng không tự động chuyển từ máy Mac sang iPhone của bạn kể cả khi hai thiết bị đều hoạt động.

Đây là lúc bạn sẽ cần phải chuyển đổi chúng thủ công bằng cách mở Control Center lên, nhấn vào biểu tượng AirPlay nằm ở góc trên bên phải mô-đun phát nhạc và nhấn vào AirPods để chuyển sang chúng, bạn có thể làm điều này ở những nơi có biểu tượng AirPlay.

4. Trạng thái đèn của AirPods

AirPods chỉ có một đèn duy nhất để cho bạn biết trạng thái của nó. Dưới đây là các trạng thái của AirPods dựa vào màu sắc của đèn.

- Đèn tắt: Nghĩa là AirPods của bạn đã hết pin và cần được sạc lại.

- Đèn màu cam (hổ phách) khi AirPods đang trong hộp sạc: AirPods đang sạc.

- Đèn màu cam nhưng không có AirPods trong hộp sạc: Nghĩa là hộp sạc của bạn gần hết pin, chỉ còn khoảng 30% và đủ cho một lần sạc đầy AirPods nữa mà thôi.

- Đèn màu xanh lá nhưng không có AirPods trong hộp sạc: Nghĩa là hộp sạc của bạn còn nhiều pin, có thể sạc nhiều hơn một lần cho AirPods của bạn.

- Đèn nhấp nháy màu trắng: AirPods đã được đặt lại và sẵn sàng kết nối (đang trong chế độ pairing).

- Đèn nhấp nháy màu cam: AirPods có lỗi ghép nối và bạn cần phải đặt lại

5. Thay đổi cử chỉ chạm hai lần

Giờ đây, AirPods 2 có tính năng “Hey Siri” nên có thể bạn phải thay đổi cử chỉ chạm hai lần trên cả AirPod trái và phải để làm những việc khác nhau.

Điều hướng đến Cài đặt - Bluetooth và nhấn vào nút hình tròn có chữ i bên cạnh AirPods của bạn. Tại đây, bạn sẽ thấy các tùy chọn Trái và Phải. Chọn một trong các tùy chọn để thay đổi hành động mặc định: Siri, Phát/Tạm dừng, Bài tiếp theo, Bài trước đó và Tắt.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

6. Tắt “Tự động phát hiện tai”

Nếu bạn thấy AirPods của bạn tự nhiên khởi động và dừng phát nhạc, bạn nên tắt tính năng Tự động phát hiện tai (Automatic Ear Detection) từ cài đặt AirPods trong menu Bluetooth.

7. Dùng AirPods với mọi thiết bị

AirPods được sinh ra là dành cho các thiết bị Apple nhưng bởi vì nó dùng kết nối Bluetooth nên bạn vẫn có thể kết nối nó với bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ Bluetooth.

Chỉ cần bật Bluetooth trên điện thoại Android hoặc thiết bị Windows của bạn. Sau đó nhấn và giữ nút tròn ở mặt sau để đưa AirPods vào chế độ ghép nối.

8. Nghe trực tiếp

iOS 12 có một tính năng trợ năng mới có tên Nghe trực tiếp (Live Listen), nó sẽ biến micrô của iPhone thành đầu vào âm thanh và AirPods của bạn thành loa. Sau khi bật tính năng này lên, bạn có thể đặt iPhone ở phòng bên cạnh và sang một phòng riêng để nghe mọi thứ từ phòng bên cạnh. Miễn là bạn ở trong phạm vi của AirPods (khoảng 10m), bạn có thể nghe thấy mọi thứ.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

Để kích hoạt tính năng này, bạn hãy thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Cài đặt - Trung tâm điều khiển - Tùy chỉnh điều khiển

Bước 2: Thêm phím tắt Nghe (Hearing). Sau đó mở Control Center lên và nhấn vào phím tắt Nghe (hình một bên tai)

Bước 3: Kết nối AirPods của bạn và bạn sẽ thấy chúng được liệt kê ở đây.

Bước 4: Nhấn vào tùy chọn Nghe trực tiếp (Live Listen) để bắt đầu nghe ngay qua micrô iPhone của bạn.

9. Tìm AirPods bị mất

Khi bạn không biết AirPods của mình bị lạc đi đâu, tính năng Tìm AirPods sẽ có ích. Đây là một tính năng phụ trong ứng dụng Tìm iPhone và nếu bạn đã thiết lập nó thì nó cũng tự động áp dụng cho AirPods của bạn.

Mở ứng dụng Tìm iPhone lên và nhấn vào AirPods của bạn để xem vị trí của nó trên bản đồ. Nếu AirPods được sạc và đang hoạt động, bạn sẽ thấy vị trí có dấu chấm màu xanh lá cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn vào nút Phát âm thanh (Play Sound) để yêu cầu AirPods phát ra âm thanh giúp bạn dễ tìm hơn. Nếu bạn bị mất AirPods trong nhà hoặc phòng của bạn, đây là cách tốt nhất để tìm thấy chúng.

Nếu bạn thấy một dấu chấm xám thay vì xanh lá, nghĩa là AirPods đang không hoạt động. Ứng dụng vẫn sẽ hiển thị vị trí đã biết cuối cùng của AirPods và bạn có thể đến địa điểm đó và thử tìm nó.

10. Kiểm tra pin của AirPods từ iPhone hoặc Apple Watch

Nếu bạn không muốn mở hộp AirPods mỗi khi muốn xem pin của nó, thì hãy thêm widget Pin (Battery) vào màn hình widget bằng cách xuốt xuống dưới cùng của màn hình widget và nhấn vào nút Sửa (Edit) để thêm widget Pin. Bây giờ nó sẽ hiển thị phần trăm pin của tất cả các thiết bị được kết nối với thiết bị của bạn.

Nếu bạn đang dùng Apple Watch, bạn cũng có thể xem pin AirPods ngay trên thiết bị này. Hãy mở Control Center lên và nhấn vào nút phần trăm pin. Ngay lập tức, bạn sẽ thấy phần trăm pin của AirPods hiển thị.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

11. Sử dụng AirPods với Apple Watch

Nếu muốn ra ngoài đi dạo hoặc chạy bộ thì tất cả những gì bạn cần là Apple Watch có sẵn nhạc và AirPods của bạn. Bạn có thể kết nối Apple Watch với AirPods bất cứ lúc nào bằng cách mở Control Center lên, nhấn vào nút AirPlay và chọn AirPods từ danh sách.

12. Sử dụng AirPods với máy Mac

 

Bạn có thể kết nối AirPods với máy Mac của mình như mọi tai nghe Bluetooth khác chỉ với một lần thiết lập, sau này nếu bạn muốn dùng nữa thì chỉ cần vài cú click chuột là xong.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

Khi bạn ghép nối AirPods với iPhone, nó sẽ tự động được ghép nối với máy Mac của bạn nếu bạn đăng nhập vào cùng một tài khoản iCloud. Sau đó, để chuyển AirPods sang máy Mac, bạn chỉ cần mở menu Bluetooth trên máy Mac, chọn AirPods và click vào nút Connect.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

Nếu bạn thấy quá trình này khá là rắc rối, hãy cài đặt ứng dụng AirBuddy – một ứng dụng giúp mang giao diện ghép nối AirPods của iOS cho Mac. Khi bạn mở hộp AirPods gần máy Mac, một popup sẽ trượt xuống và bạn có thể click vào nút Connect để kết nối AirPods với máy Mac ngay lập tức.

AirBuddy là một ứng dụng có giá bán 5 USD và bạn có thể mua tại đây.

13. Đặt lại AirPods khi gặp lỗi

Nếu AirPods của bạn gặp vấn đề về kết nối, đừng lo lắng, bởi vì chúng là một thiết bị không dây nên đôi khi nó thường gặp lỗi như vậy. Nếu bạn rơi vào tình huống đó, chỉ có một cách để giải quyết vấn đề => bằng cách đặt lại AirPods. Rất may, việc đặt lại không khó, bạn chỉ cần bấm và giữ nút tròn ở phía sau hộp AirPods trong 10 giây là được.

14. Chia sẻ âm thanh cho hai AirPods

iOS 13 có một tính năng mới gọi là Chia sẻ âm thanh (Audio Sharing). Nếu bạn và bạn của bạn đều có một cặp AirPod, bạn có thể mang chúng đến gần thiết bị và sau đó nghe cùng một âm thanh trên cả hai cặp tai nghe.

Để dùng được tình năng này, bạn hãy mở Control Center lên, nhấn vào biểu tượng AirPlay ở góc trên bên phải mô-đun phát nhạc. Bạn sẽ thấy hai AirPods trong danh sách. Nhấn vào một, sau đó nhấn tiếp cái còn lại để ghép đôi cả hai.

Tổng hợp các mẹo dùng AirPods 2 hay nhất, mới nhất (2020)

Theo bạn tính năng nào hữu ích và thường sử dụng nhất, hãy để lại bình luận nhé!

Cùng chuyên mục
Mẹo Thi Tiếng Anh: Làm Thế Nào Để Đạt Điểm Cao?
02-05-2024 16:22

Tầm quan trọng của tiếng Anh và mục tiêu của bài viết

Tầm quan trọng của Tiếng Anh
Tầm quan trọng của Tiếng Anh

Kỳ thi tiếng Anh không chỉ là một phần thi trong chương trình học mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp và học tập quốc tế. Với sự toàn cầu hóa và tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh trong giao tiếp chuyên nghiệp, việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh có thể tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các học sinh và người lao động trên toàn cầu.

Mục tiêu của bài viết này là cung cấp các mẹo và chiến lược thi tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn không chỉ cải thiện điểm số mà còn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp chuẩn bị, kỹ thuật làm bài, và cách thức để xử lý áp lực trong khi thi, nhằm giúp bạn tiếp cận kỳ thi một cách tự tin và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Bằng cách áp dụng những mẹo và chiến lược được trình bày, bạn sẽ có thể không chỉ đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiếng Anh mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ lâu dài, hỗ trợ cho sự nghiệp học tập và làm việc quốc tế của mình.

Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị trước khi thi
Chuẩn bị trước khi thi

Chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tiếng Anh không chỉ là về mặt kiến thức mà còn về kỹ năng ứng dụng. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tăng cường khả năng và sự tự tin trước khi bước vào phòng thi:

Ôn tập ngữ pháp và từ vựng:

  • Ngữ pháp: Đây là nền tảng của tiếng Anh, và bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Hãy dành thời gian ôn tập các cấu trúc ngữ pháp chính và luyện tập chúng qua các bài tập.
  • Từ vựng: Mở rộng vốn từ là chìa khóa để hiểu và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng. Sử dụng các ứng dụng học từ vựng, thẻ ghi nhớ và đọc báo tiếng Anh để làm quen với từ mới.

Luyện nghe và phát âm:

  • Kỹ năng nghe: Luyện nghe thường xuyên qua các bản tin, podcast, hoặc xem phim tiếng Anh với phụ đề. Điều này giúp bạn cải thiện khả năng phân biệt âm và ngữ điệu, từ đó nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ.
  • Phát âm: Thực hành phát âm đúng là rất quan trọng, đặc biệt nếu kỳ thi của bạn có phần thi nói. Sử dụng các tài nguyên trực tuyến và ghi âm giọng nói của bạn để phân tích và cải thiện.

Kỹ năng đọc hiểu:

  • Tăng tốc độ đọc: Thực hành đọc nhanh mà không mất đi sự chính xác là kỹ năng quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong phần thi đọc hiểu.
  • Phương pháp đọc: Áp dụng kỹ thuật đọc như skim (đọc lướt) và scan (đọc tìm thông tin cụ thể) để nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết trong bài đọc.

Kỹ thuật làm bài thi

1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh
1 số kỹ thuật khi làm bài thi Tiếng Anh

Khi đã vào phòng thi, việc áp dụng những kỹ thuật thi cụ thể và hiệu quả sẽ giúp bạn tối đa hóa điểm số. Sau đây là một số kỹ thuật thi mà bạn nên thực hiện:

Quản lý thời gian:

  • Chiến lược phân bổ thời gian: Để đảm bảo bạn có đủ thời gian cho các phần khó hơn, hãy phân chia thời gian cụ thể cho từng phần của bài thi. Bắt đầu với các câu hỏi bạn cảm thấy dễ nhất để nhanh chóng giành được điểm.
  • Giám sát thời gian khi làm bài: Luôn giữ ý thức về thời gian còn lại trong suốt quá trình làm bài. Điều này giúp bạn cân bằng giữa việc hoàn thành bài thi và dành thời gian để kiểm tra lại các câu trả lời.

Kỹ thuật trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

  • Loại trừ câu trả lời sai: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm, hãy dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ các phương án rõ ràng không đúng, từ đó tăng cơ hội chọn được câu trả lời chính xác.
  • Đánh dấu câu hỏi để xem xét lại: Nếu bạn không chắc chắn về một câu hỏi nào đó, hãy đánh dấu và quay lại nếu còn thời gian sau khi đã hoàn thành các câu hỏi khác.

Viết luận và thực hành nói:

  • Kỹ năng viết luận: Đảm bảo rằng luận điểm chính của bạn rõ ràng và được hỗ trợ bằng các dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng các đoạn văn có cấu trúc tốt, bao gồm mở bài, thân bài, và kết luận.
  • Kỹ năng nói: Trong phần thi nói, hãy tập trung vào việc phát âm rõ ràng và tự nhiên, duy trì sự liên kết giữa các ý. Thực hành trước với các chủ đề đa dạng để bạn có thể tự tin trình bày trong mọi tình huống.

Mẹo thi cụ thể

Để tối đa hóa hiệu quả khi thi tiếng Anh, việc áp dụng các mẹo thi cụ thể sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của mình và đạt điểm số cao. Dưới đây là một số mẹo thi cụ thể mà bạn có thể thực hiện:

Sử dụng phương pháp ELI5 (Explain It Like I'm 5):

  • Khi phải giải thích các khái niệm phức tạp trong bài thi nói hoặc viết, hãy cố gắng đơn giản hóa chúng như thể bạn đang giải thích cho một đứa trẻ 5 tuổi. Điều này không chỉ giúp người chấm thi dễ hiểu ý bạn hơn mà còn thể hiện khả năng bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và rõ ràng.

Luyện tập với đề thi mẫu:

  • Thực hành là chìa khóa để thành công. Luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu để quen với định dạng và các loại câu hỏi thường gặp. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự tự tin khi bạn thực sự bước vào phòng thi.

Cách xử lý áp lực và giữ tâm lý ổn định:

  • Kỳ thi có thể gây ra nhiều áp lực, vì vậy việc giữ cho tâm lý ổn định là rất quan trọng. Hãy thực hiện các bài tập thở sâu, tập trung vào quá trình học tập chứ không chỉ là kết quả, và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trước ngày thi.

Áp dụng những mẹo này không chỉ giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với kỳ thi tiếng Anh mà còn giúp bạn phát triển lâu dài các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho sự nghiệp học tập và làm việc trong tương lai.

Sau khi thi

Sau khi hoàn thành kỳ thi tiếng Anh, việc đánh giá lại bài làm và chuẩn bị cho các bước tiếp theo là rất quan trọng. Dưới đây là những bước bạn nên thực hiện sau khi thi:

  1. Đánh giá bài làm:

    • Kiểm tra lại bài làm của bạn để xem bạn đã trả lời đúng các câu hỏi hay chưa và có mắc phải các lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không.
    • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bài làm của bạn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các kỳ thi sau.
  2. Chuẩn bị cho các bước tiếp theo:

    • Xem xét kết quả và quyết định các bước tiếp theo dựa trên điểm số và mục tiêu cá nhân của bạn.
    • Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình, hãy tìm hiểu nguyên nhân và xem xét cách cải thiện kỹ năng của mình. Có thể bạn cần tham gia các khóa học, tìm kiếm nguồn tài liệu mới, hoặc tăng cường lịch trình học tập.

Việc đánh giá và học hỏi từ kỳ thi là quan trọng để bạn có thể phát triển và cải thiện kỹ năng của mình. Hãy dùng kết quả của mình như một cơ hội để tiếp tục phát triển và tiến bộ trong hành trình học tập của mình.

 

0.08440 sec| 2163.242 kb